Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia
Nhìn lại 8 tháng kể từ thời điểm ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã có những hoạt động gì giúp người dân phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này, thưa bà?
- Ngay khi DTLCP xuất hiện những ổ dịch đầu tiên tại Hưng Yên và Thái Bình, chúng tôi đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất lúc đó của trung tâm là cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân, các hộ chăn nuôi để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống, vì thực tế đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị, không có vaccine, chỉ có con đường đảm bảo an toàn sinh học mới có thể bảo vệ được đàn lợn qua được sự tấn công của virus.
Ngay sau khi dịch bùng phát, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học và kiểm soát bệnh DTLCP tại 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, nhằm cung cấp các thông tin về dịch bệnh nguy hiểm này cho người dân, lực lượng khuyến nông cơ sở như nhận diện bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, hướng dẫn vệ sinh, khử trùng và tiêu độc; hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy bắt buộc lợn bệnh và sản phẩm của lợn bệnh; các nguyên tắc cơ bản trong chăn nuôi an toàn sinh học…
Tiếp đó, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức các hội thảo về chăn nuôi an toàn sinh học, đề nghị chi cục chăn nuôi - thú y, trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường hỗ trợ người dân áp dụng các giải pháp an toàn sinh học tối ưu trong chăn nuôi lợn, đặc biệt ở các trang trại, đảm bảo duy trì đàn lợn, phòng dịch bệnh khu vực liên quan.
Chỉ những cơ sở chăn nuôi đảm bảo đủ điều kiện an toàn sinh học mới nên tái đàn (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
"Tóm lại, trong bối cảnh virus DTLCP vẫn còn lưu hành ngoài môi trường thì giải pháp hữu hiệu nhất vẫn là an toàn sinh học. Vì vậy, nếu không đảm bảo tốt yêu cầu này, bà con đừng vội tái đàn mà chịu rủi ro lớn, nguy cơ lây lan dịch bệnh”. TS Hạ Thúy Hạnh |
Từ thực tế phòng chống dịch bệnh ở các doanh nghiệp và địa phương, theo bà, đối với DTLCP thì áp dụng biện pháp gì là hiệu quả nhất?
- Thực tế đã chứng minh, cho đến nay, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, đặc biệt trong bối cảnh bệnh DTLCP vẫn diễn biến phức tạp là một giải pháp hết sức cần thiết và được cho là tối ưu nhất. Bên cạnh đó, cần kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học trong vệ sinh, bổ sung trong thức ăn, nước uống, độn chuồng để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, chống chọi lại sức tấn công của virus.
Trên thực tế, nhiều mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học trong thời gian qua đã chứng minh hiệu quả phòng dịch rất tốt như mô hình của Tập đoàn Quế Lâm, Amavet, HTX Hoàng Long (Hà Nội)… Hay mô hình sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn thịt do Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa triển khai ở huyện Hà Trung cũng cho kết quả tốt, tỷ lệ lợn sống đạt 100%, khối lượng trung bình toàn đàn đạt 82,4kg/con, tăng trọng bình quân 21,5kg/con/tháng.
Bên cạnh đó, áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAHP còn góp phần giảm thiểu các mối nguy về dịch bệnh, nâng cao năng suất trong chăn nuôi, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm giá thành sản xuất.
DTLCP đã tạm lắng ở nhiều địa phương, trong khi giá lợn hơi đang ở mức cao, tạo động lực cho nhiều nông hộ muốn tài đàn. Vậy theo bà, người dân có nên tái đàn lợn thời điểm này và nên tái đàn như thế nào để đảm bảo an toàn dịch bệnh?
- Theo tôi, chỉ những cơ sở, trang trại đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học mới nên tái đàn ở thời điểm này, những nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư tuyệt đối không nên nuôi trở lại, thực tế đã có nhiều nơi dịch bệnh tái bùng phát do người dân tự ý tái đàn.
Việc tái đàn phải đảm bảo nguyên tắc chăn nuôi an toàn sinh học, chuồng nuôi phải được vệ sinh, sát trùng, tiêu độc; tuyệt đối cách ly. Lợn được nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo. Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng mốc; không sử dụng thức ăn thừa…
Áp dụng phương thức quản lý “cùng vào cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: Cả khu, dãy chuồng, ô chuồng. Nên áp dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi.
Người trước khi vào khu chăn nuôi phải được cách ly ít nhất 72 tiếng, phải tắm gội, thay quần áo, giày dép và mặc quần áo, dụng cụ bảo hộ trước khi vào trại. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần.
Không để các phương tiện vận chuyển từ nơi khác đi thẳng vào trại nuôi lợn. Đặc biệt, không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến khu vực nuôi lợn. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, còn chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Đặc biệt, trang trại chăn nuôi lợn phải lập sổ, ghi chép theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi; tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn sinh học định kỳ.
Xin cảm ơn bà!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.