Chi tiền tỷ sắm nông cụ làm... sắt vụn

Thứ tư, ngày 15/12/2010 18:47 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ngoài huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi có hàng ngàn nông cụ với giá trị nhiều tỷ đồng bị bỏ xó, tình trạng lãng phí trong đầu tư cho đồng bào miền núi cũng diễn ra tại nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Nam.
Bình luận 0
img
Những máy xay xát mini đầu tư cho huyện Nam Trà My đang trở thành sắt vụn chỉ sau 2 tháng sử dụng.

Huyện Bắc Trà My đang có hơn 40 máy bơm thuốc BVTV được sắm từ vốn của Chương trình 135 bị vứt chỏng chơ không sử dụng. Theo ông Nguyễn Nhuần-Trưởng phòng NN&PTNT huyện này, những nông cụ trên được đồng bào sử dụng chưa hết một mùa vụ thì hư hỏng. Cả huyện không tìm đâu ra điểm sửa chữa nên đồng bào muốn sửa cũng bó tay.

Các huyện miền núi ở Quảng Nam đã chuyển việc hỗ trợ nông cụ sang hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi để tránh lãng phí.

Tại huyện Phước Sơn có 7 chiếc máy cày đang bị “ép” làm sắt vụn. Chúng không hư hỏng mà đơn giản là không có dầu để chạy.

Nhà nước chỉ sắm máy cày, còn đồng bào phải lo dầu để chạy máy nhưng đồng bào từ chối phần chi phí này với lý do là không có tiền. Vậy là 7 chiếc máy cày to đùng, nông dân ở đồng bằng thấy là “thèm” liền, nhưng ở huyện miền núi này chúng phải chấp nhận làm đồ đồng nát.

Huyện Nam Trà My từ năm 2007 được ngân sách chi 170 triệu đồng để sắm máy xay xát mini cho 38 hộ nghèo dùng. Tất cả đều đang thành sắt vụn. Theo các hộ dân, số máy trên sử dụng chưa qua 2 tháng đã hư hỏng nặng.

Chị Đinh Thị Thêm (thôn 1, xã Trà Mai), được may mắn cấp cho 1 máy xay xát mini, kể lại: Khi cho lúa vào máy xay thì máy xay không hết vỏ trấu, vì vậy chúng tôi lại phải cho lúa vào cối gỗ giã thêm.

img
 

Lúc đó tôi có báo cáo lên trên nhờ xuống sửa. Họ cũng sửa nhưng chạy ít bữa máy lại sinh tật như cũ. Có lần, chờ hoài không thấy cán bộ xuống sửa, chồng tôi nóng ruột tự mở ra sửa thì bị máy cắt đứt 3 ngón tay. Từ đó sợ “nó” quá, nhà tôi không dám đụng vào nữa.

Anh Đinh Văn Thắng cũng được giao một máy như chị Thêm. Vì bỏ lúa vào thế nào máy nhả ra lúa như thế đó, anh tách riêng mô tơ điện đem cất, còn dàn máy xay xát thì cho nằm bẹp trong vườn, mặc cho sét gỉ bào mòn.

Anh Thắng đã báo cáo với đơn vị cấp máy, người của đơn vị này xuống nhìn xong thì về. Bây giờ, ở khu vực này ai có tiền thì chở lúa lên khu vực huyện xay, không có tiền thì phải còng lưng ra giã. Hình ảnh người mẹ địu con trên lưng giã gạo vẫn cứ tồn tại ở Nam Trà My cho dù nhà nước bỏ ra bao nhiêu tiền đầu tư máy xát lúa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem