Chiêm ngưỡng bộ sưu tập báo cổ, quý hiếm của Việt Nam

Bùi Hồng Liên Thứ hai, ngày 20/04/2015 07:00 AM (GMT+7)
Triển lãm "150 năm báo chí Quốc ngữ giai đoạn 1865 - 1954" gồm nhiều tờ báo cổ, quý giá được tập hợp từ bộ sưu tập của các nhà sưu tầm báo chí trên cả nước.
Bình luận 0
img

Triển lãm trưng bày hơn 150 đầu báo các loại được trưng bày tập hợp từ bộ sưu tập của 4 nhà sưu tập Tạ Thu Phong, Hoàng Minh, Trịnh Hùng Cường và Nguyễn Phát Hà Giang
img

Triển lãm thu hút được đông đảo bạn trẻ

Trong triển lãm lần này, bên cạnh những đầu báo nổi tiếng như Gia Định báo, Nam Phong, Thanh Nghị, Phong Hóa, Khai Trí Tiến Đức tập san,… công chúng còn được tiếp cận những tờ báo đầu tiên về chủ đề công-thương-đầu tư như: Nông cổ Mín đàm, Sài Gòn Kinh tế tuần báo; những tờ báo đầu tiên nói về chủ đề phụ nữ như: Phụ Nữ Tân Văn, Bình đẳng nhật báo; báo dành cho thiếu nhi như Nhi đồng tạp chí, Nhi đồng họa báo,…

Cùng chiêm ngưỡng những tờ báo cổ trong triển lãm:

img

Gia Định Báo là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) được ra mắt vào ngày 15.4.1865 tại Sài Gòn.

img

Số 1 báo Tiếng Dân ra ngày 10.8.1927; số cuối 1766 ra ngày 24.4.1943, chủ nhiệm kiêm chủ bút là Huỳnh Thúc Kháng

img

Khai Hóa Nhật Báo (báo xuất bản hàng ngày) do Bạch Thái Bưởi sáng lập, chủ bút là Hoàng Tích Chu và sau là Đỗ Thận. Báo có số đầu tiên ra ngày 15.7.1921, số cuối là số 1751 ra ngày 31.8.1927.

img

Tờ Đuốc Nhà Nam ra số đầu tiên ngày 26.9.1928

img

Tờ Tự Trị là cơ quan của tổng hội sinh viên Việt Nam, được xuất bản sau ngày 9.3.1945 và bị đình bản trước cách mạng tháng Tám 1945.

img

Tờ Ngày Nay ra số đầu vào ngày 30.1.1939, số cuối 224 ra ngày 7.9.1940

img

Nam Kỳ Kinh Tế báo ra số đầu vào tháng 10.1920, số cuối 43 ra vào tháng 2.1924

img

Tờ An Hà Báo.

img

Tờ Sông Hương.

img

Nam Phong - tờ báo ra số đầu vào tháng 1.1917 đến số 194 ra tháng 4.1934. Xuất bản từ số 195, ngày 1.5.1934 đến số 210 ngày 16.12.1934, mỗi tháng 2 kỳ có phụ trương chữ Hán và chữ Pháp.

img

Lục Tỉnh Tân Văn là tờ báo ra số đầu tiên vào ngày 14.11. 1907 đến ngày 1.10.1921 thì sáp nhập với tờ Nam Trung Nhật Báo, và số cuối ra vào tháng 12. 1944

img

Tờ Nông Công Thương - một trong những tờ báo lâu đời nhất

img

Việt Kiều Nhựt Báo là tờ báo ra số đầu tiên ngày 30.12.1938, hiện nó đang là một tờ báo cổ nằm trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm Tạ Thu Phong.

img

Bìa của báo Hà Nội Tân Văn.

img

Cùng nhiều bìa và trang nhất của  một số báo khác.

img

Bó Đuốc là tờ báo xuất bản năm 1946

img

Tân Thiếu Niên có số đầu ra ngày 21.2.1932, ra đến số 51 ngày 25.8.1932 thì ngừng. Tờ Tân Thiếu Niên nằm trong bộ sưu tập báo cổ của nhà sưu tầm Hoàng Minh.

img

Tờ Văn Mới.

img

Tờ Vui Sống.

img

Tờ Hướng Đạo Thắng Tiến là cơ quan giáo dục tuổi trẻ của Hội Hướng đạo Việt Nam. Ra số đầu tiên ngay 20.5.1946.

img

Tờ  Lao Động số 149 ra ngày 11.5.1951.

img

Tờ Thông loại khóa trình.


Hướng tới Kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2015), kỷ niệm 150 năm ngày ra đời tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên - tờ Gia Định báo (15.4.1865 - 15.4.2015), tại Thư viện Hà Nội đã tổ chức triển lãm trưng bày "150 năm báo chí Quốc ngữ giai đoạn 1865 - 1954". Ngoài việc giới thiệu tới công chúng những tờ báo, ấn phẩm quý hiếm xuất hiện thì đây còn là nơi tôn vinh những nhà báo, những tờ báo tên tuổi đã làm rạng danh cho nền báo chí Việt Nam. Trong khuôn khổ của cuộc trưng bày, người xem còn được tham dự cuộc tọa đàm "150 năm báo chí Quốc ngữ" với sự tham gia của các nhà nghiên cứu đầu ngành, các nhà sưu tầm sẽ đánh giá về vai trò của báo chí trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Triển lãm kéo dài từ ngày 18.4 đến hết ngày 21.4.2015.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem