Sáng 1.2, tại số 1 Tràng Tiền - Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) chính thức khai mạc lễ trưng bày "đèn cổ Việt Nam". Tới đây người dân sẽ có cơ hội thưởng lãm hơn 50 hiện vật đặc sắc được chế tác công phu, tinh tế thuộc bộ sưu tập đèn cổ có niên đại cách đây khoảng 2.500 năm đến đầu thế kỷ 20.
Bộ sưu tập đèn cổ công phu, tinh tế đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, kích thước vừa chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao với nhiều tính năng sử dụng... Đặc biệt có cây đèn hình người quỳ thời Đông Sơn (cách đây khoảng 2.000 - 1.700 năm) là một trong 11 bảo vật quốc gia của Bảo tàng.
Dưới đây là những hình ảnh về các cây đèn cổ:
|
Cây đèn hình người quỳ thời Đông Sơn (cách đây khoảng 2.000 - 1700 năm) vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia Việt Nam |
|
Tượng phỗng dâng đèn làm bằng chất liệu đồng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18 |
|
Đèn dùng để giữ lửa phục vụ đời sống sinh hoạt như thắp sáng, sưởi ấm, đun nấu.. đồng thời đóng vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng gắn bó với các không gian tâm linh Việt Nam |
|
Chân đèn hình nghê đội chữ "Thọ" làm bằng chất liệu gốm men trắng thời Lê Trung Hưng (Thế kỷ 17) |
|
Chân đèn gốm men lam xám, thời Mạc (1568) |
|
Theo quan niệm thời cổ, trung đại lửa là một trong các lực lượng siêu nhiên kiến tạo ra thế giới, lửa được đồng nhất với thần thánh, là biểu trưng của giác ngộ, sáng tạo và là cầu nối giữa thế giới trần tục với thế giới tâm linh |
|
Đèn hình hươu làm bằng chất liệu Đồng - văn hoá Đông Sơn( cách đây khoảng 2500 - 2000 năm) |
|
Đèn hình ngườ làm bằng chất liệu đồng, văn hoá Óc Eo (Thế kỷ 4-6) |
|
Các đèn cổ làm bằng gốm vào khoảng thế kỷ 15 |
|
Các du khách chăm chú tham quan trong gian trưng bày |
|
|
|
Chân đèn làm bằng gốm hoa lam đắp nổi thời Mạc niên hiệu Diên Thành 3 (1580) | |
|
Tượng Kim Đồng Ngọc Nữ dâng đèn thời Nguyễn (thế kỷ 19-20) |
|
Trưng bày "đèn cổ Việt Nam" sẽ được kéo dài tới tận tháng 5.2013 |
Đàm Duy
Vui lòng nhập nội dung bình luận.