Chiến sự Armenia-Azerbaijan: Điều gì xảy ra nếu tên lửa tàng hình Iskander khai hỏa?

Tuấn Anh (Theo Sputnik) Thứ ba, ngày 29/09/2020 10:41 AM (GMT+7)
Armenia sẽ sử dụng tên lửa Iskander nếu Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sử dụng máy bay F-16 ở Nagorno-Karabakh, trong khi các hệ thống phòng không hiện có đủ để loại bỏ máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ, Đại sứ Armenia tại Nga Vardan Toganyan nói với Sputnik.
Bình luận 0
Chiến sự Armenia-Azerbaijan: Điều gì xảy ra nếu tên lửa tàng hình Iskander khai hỏa? - Ảnh 1.

Tên lửa tàng hình Iskander.

Năm 2016, Armenia trở thành đối tác nước ngoài đầu tiên của Nga nhận tổ hợp tên lửa tác chiến - chiến thuật này.

"Ban lãnh đạo quân đội đã nhiều lần tuyên bố nếu thanh kiếm của Damocles (có nghĩa là mối đe dọa) dưới dạng F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ treo trên người dân Nagorno-Karabakh, tất cả các biện pháp sẽ được thực hiện bao gồm cả Iskander. Nghĩa là, lực lượng vũ trang Armenia sẽ phải sử dụng tất cả kho vũ khí của mình để đảm bảo an ninh", Toganyan nói với hãng tin Sputnik.

Theo ông, mọi chuyện vẫn chưa đến mức này. Đại sứ nhấn mạnh các hệ thống phòng không được sử dụng để loại bỏ các máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan.

"Tên lửa phòng không hạ gục chúng, hiện hệ thống của chúng tôi vẫn đối phó được",  nhà ngoại giao nói. Trước đó, đại diện bộ Quốc phòng Armenia Artsrun Hovhannisyan lưu ý Yerevan có thể sử dụng Iskander nếu cần thiết. Đáp lại, Baku nói họ sẽ có thể chuẩn bị một "phản ứng tương xứng".

Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh không thấy cần thiết phải gửi quân đội đến khu vực xung đột.

Iskander là một loại tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật cơ động 2 tầng, nhiên liệu rắn.

Nó sử dụng đạn 9M273 có trọng lượng khoảng 3,8-4 tấn, dài 7,3m, đường kính thân 0,92m, tầm phóng tới 500km, có tốc độ đến Mach 7(khoảng 7.700km/h). Iskander có thể lắp đầu nổ phá mảnh thường nặng 480-700kg hoặc đầu đạn hạt nhân, đầu đạn xung điện từ EMP, đầu đạn nhiệt áp.

Iskander thực tế là một tên lửa “bán đạn đạo” khi nó chỉ hoạt động ở độ cao tối đa 50km cách mặt đất. Các tên lửa đạn đạo đều có quỹ đạo bay hình vòng cung nên khi tên lửa lên đến độ cao nhất định quỹ đạo bay của nó chỉ có thể bị phát hiện bởi các radar phòng thủ tên lửa chuyên dụng. Với hành trình bay chỉ trong 4 phút để tấn công 1 mục tiêu cách 500km và quỹ đạo bay không thể xác định trước của nó, các hệ thống đánh chặn tên lửa thông thường tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay không thể đánh chặn nổi loại tên lửa đạn đạo của Nga.

Ngoài tốc độ siêu thanh, điểm tạo nên sự đáng sợ nữa của Iskander chính là quỹ đạo bay không thể xác định trước của nó, khiến các hệ thống đánh chặn tên lửa thông thường tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay không thể đánh chặn nổi loại tên lửa này. Ngoài ra, Iskander còn có khả năng tàng hình. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem