Chiến sự Nga-Ukarine
-
EU cảnh báo yêu cầu mua khí đốt của Tổng thống Putin bằng đồng rúp sẽ giúp Nga phá vỡ các lệnh trừng phạt. Điều này cũng làm sâu sắc thêm mối quan hệ khắt nghiệt giữa Nga với phương Tây và có khả năng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu kể từ những năm 1970.
-
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), triển vọng kinh tế toàn cầu đã tối đi kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine diễn ra. Việc phân chia kinh tế thế giới thành các khối cạnh tranh và quay lưng lại với các nước nghèo nhất sẽ không dẫn đến thịnh vượng cũng như hòa bình.
-
Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Nếu Nga cắt nguồn khí đốt, nó sẽ châm ngòi “rạn nứt thương mại’ giữa Nga và Đức, gây ra một cú sốc tài chính khủng khiếp.
-
Các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhằm gây khó khăn cho Nga trong việc thanh toán các khoản nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Điện Kremlin đe dọa sẽ có hành động pháp lý nếu kinh tế Nga bị buộc phải rơi vào tình trạng vỡ nợ.
-
Mỹ bơm thêm pháo hạng nặng, 200 xe bọc thép cho Ukraine chơi tất tay trong trận đánh lớn ở miền Đông
Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden cho biết, Washington sẽ gửi vũ khí - bao gồm hệ thống pháo, đạn pháo và xe bọc thép - đến Ukraine như một phần của gói viện trợ 800 triệu USD khi quốc gia này đang chuẩn bị cho một trận đánh lớn ở miền đông Ukraine. -
Kharkiv bị tấn công với 53 cuộc tấn công trong 24 giờ, hàng chục người bị thương khi đoàn xe của Nga tiến về phía đông Ukraine.
-
Quân đội Nga cho biết sẵn sàng nhằm mục tiêu vào những người ra quyết định ở Kiev nếu Ukraine tiếp tục tấn công vào đất Nga.
-
Sau khi chiến sự Nga- Ukraine nổ ra, các nhà phân tích lo ngại các nền kinh tế toàn cầu có thể đối mặt với thời kỳ lạm phát đình trệ - một sự kết hợp độc hại giữa giá cả tăng và tăng trưởng yếu. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và EU cũng không thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng kinh tế
-
Các lệnh trừng phạt liên hồi từ Mỹ phương Tây lên nền kinh tế Nga đã dần được cảm nhận trên diện rộng và xa. Câu hỏi đặt ra liệu các lệnh trừng phạt có khiến Nga dừng cuộc chiến ở Ukraine hay là một con dao hai lưỡi làm đau cả Mỹ và phương Tây?
-
Tổng thống Mỹ Biden đã ký đạo luận về việc đình chỉ quan hệ thương mại bình thường với Nga, cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Đạo luật này đã tấn công động mạnh kinh tế Nga, đồng thời đưa quốc gia này xuống vị thế thương mại tương tự như Myanmar, Cuba và Triều Tiên. các động thái này đã đẩy Moscow đến bờ vực vỡ nợ.