Chiến sự Nga - Ukraine đã phân chia kinh tế thế giới thành các khối cạnh tranh, "bóng ma" lạm phát bao trùm

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 16/04/2022 08:10 AM (GMT+7)
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), triển vọng kinh tế toàn cầu đã tối đi kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine diễn ra. Việc phân chia kinh tế thế giới thành các khối cạnh tranh và quay lưng lại với các nước nghèo nhất sẽ không dẫn đến thịnh vượng cũng như hòa bình.
Bình luận 0

Cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra những đau khổ to lớn cho con người, khiến sự phục hồi mong manh của thương mại toàn cầu gặp rủi ro, tác động sẽ xảy ra trên toàn hành tinh

Báo cáo từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết chiến sự Nga - Ukraine hiện đã bước sang tuần thứ bảy, đã gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới ở một thời điểm quan trọng khi đại dịch Covid-19 bùng phát và đặc biệt là các vụ đóng cửa của Trung Quốc tiếp tục đè nặng lên sự phục hồi.

Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại một cuộc họp báo trình bày kết quả nghiên cứu: "Những dư âm về kinh tế của cuộc xung đột này sẽ vượt xa biên giới Ukraine".

Ngozi Okonjo-Iweala đã kêu gọi các hành lang nhân đạo cho phép ngũ cốc rời khỏi Ukraine, bằng xe tải hoặc tàu và để nông dân có thể làm việc. Ảnh: @Fabrice Coffrini / AFP / Getty Image.

Ngozi Okonjo-Iweala đã kêu gọi các hành lang nhân đạo cho phép ngũ cốc rời khỏi Ukraine, bằng xe tải hoặc tàu và để nông dân có thể làm việc. Ảnh: @Fabrice Coffrini / AFP / Getty Image.

Tác động của chiến sự Nga - Ukraine đã làm cho mức giá tiêu dùng của Mỹ đạt đỉnh vào tháng trước, do chi phí xăng dầu bị đẩy lên mức cao kỷ lục, thu nhập của Anh giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm. Trong khi đó, lạm phát bán lẻ của Ấn Độ tăng nhanh lên mức cao nhất trong 17 tháng và lạm phát của Argentina dự kiến sẽ tăng lên mức tăng trưởng cao nhất trong năm nay. Sri Lanka đã tạm ngừng thanh toán nợ nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc có thể chậm lại.

Lạm phát bán lẻ của Ấn Độ

Lạm phát bán lẻ của Ấn Độ đã tăng tốc lên gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 3, mức cao nhất trong 17 tháng và trên giới hạn trên của biên độ chịu đựng của ngân hàng trung ương trong tháng thứ ba liên tiếp, gây áp lực buộc nước này phải tăng lãi suất chính sách.

Lạm phát dựa trên giá tiêu dùng hàng năm trong tháng 3 đã chạm mức 6,95 %, được thúc đẩy bởi giá các sản phẩm nhiên liệu và một số mặt hàng thực phẩm tăng. Con số này cao hơn mức dự báo 6,35% so với cùng kỳ năm ngoái của các nhà kinh tế trong một cuộc thăm dò của trang Reuters.

Lạm phát tháng 3 của Argentina

Bộ trưởng Kinh tế cho biết, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng của Argentina trong tháng 3 đã vượt 6% khi mức tăng trưởng giá tiêu dùng hàng tháng cao nhất từ trước đến nay trong năm nay, Bộ trưởng Kinh tế cho biết rằng, điều này đã xảy ra khi đất nước phải vật lộn với một thời gian dài tăng chi phí đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ. Ông nói thêm rằng áp lực thị trường quốc tế cũng đang đè nặng lên giá cả tăng cao của quốc gia Nam Mỹ này.

Các chính phủ và các tổ chức đa phương phải làm việc cùng nhau để tạo thuận lợi cho thương mại vào thời điểm áp lực lạm phát tăng mạnh đối với các nguồn cung cấp thiết yếu, và áp lực ngày càng tăng đối với chuỗi cung ứng. Ảnh: @AFP.

Các chính phủ và các tổ chức đa phương phải làm việc cùng nhau để tạo thuận lợi cho thương mại vào thời điểm áp lực lạm phát tăng mạnh đối với các nguồn cung cấp thiết yếu, và áp lực ngày càng tăng đối với chuỗi cung ứng. Ảnh: @AFP.

Giá tiêu dùng của Hoa Kỳ tăng mạnh

Giá tiêu dùng hàng tháng của Mỹ tăng mạnh nhất vào tháng 3 khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra và đã thúc đẩy chi phí xăng dầu lên mức cao kỷ lục. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 1,2% vào tháng 3, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2005, Bộ Lao động Mỹ cho biết. Trước đó, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng đã tăng 0,8% trong tháng 2 vừa qua.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh thấp nhất gần 50 năm qua nhưng thu nhập vẫn giảm

Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, thu nhập của người Anh giảm mạnh nhất kể từ năm 2013 vào tháng 2, khi được điều chỉnh do lạm phát tăng cao ở mức đạt 6,2% vào tháng 2, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong gần 50 năm qua, chỉ còn 3,8% tính đến tháng 2. Thực trạng mâu thuẫn này cho thấy những thách thức mà Ngân hàng Trung ương Anh đang phải đối mặt. "Lạm phát tăng vọt đang phủ bóng đen lên một thị trường lao động đang phát triển khác", Nye Cominetti, nhà kinh tế học tại Viện nghiên cứu Quốc gia Anh cho biết.

Sri Lanka đình chỉ thanh toán nợ

Thống đốc Ngân hàng Trung ương cho biết Sri Lanka sẽ tạm ngừng thanh toán nợ nước ngoài để tránh vỡ nợ, thống đốc ngân hàng trung ương cho biết với lượng dự trữ ngoại hối hạn chế cần thiết để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu.

"Việc trả nợ đã đến mức khó khăn và bất khả thi. Hành động tốt nhất có thể được thực hiện là tái cơ cấu nợ và tránh vỡ nợ", Thống đốc P. Nandalal Weerasinghe nói với các phóng viên.

Sri Lanka sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế về một chương trình cho vay vào tuần tới, với việc nước này bị cắt điện kéo dài cùng với tình trạng thiếu lương thực và thuốc men đang diễn ra nghiêm trọng.

Cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra những đau thương to lớn cho con người, nhưng nó cũng đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ở thời điểm quan trọng. Ảnh; @AFP.

Cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra những đau thương to lớn cho con người, nhưng nó cũng đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ở thời điểm quan trọng. Ảnh; @AFP.

Tăng trưởng thương mại của Trung Quốc chậm lại

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ chậm lại vào tháng 3 do chiến sự Nga - Ukraine đã kìm hãm nhu cầu toàn cầu, trong khi nhập khẩu có thể giảm bớt trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy việc ngăn chặn Covid-19 trên diện rộng đã làm suy yếu tiêu dùng trong nước, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy.

Xuất khẩu có thể sẽ tăng 13% trong tháng 3, tăng chậm so với tháng trước đó, nhưng giảm mạnh so với mức tăng 16,3% ở cùng kỳ năm ngoái, theo dự báo trung bình trong một cuộc thăm dò của tờ Reuters với 19 nhà kinh tế.

Cuộc thăm dò này còn cho thấy, nhập khẩu trong tháng 3 ước tính đạt hơn 8% so với một năm trước đó, nhưng giảm so với mức tăng trưởng 15,5% trong hai tháng đầu năm nay. Các nhà phân tích cho biết, sự suy giảm tăng trưởng một phần là do nhu cầu trong nước chậm chạp và do gián đoạn sản xuất, cả hai đều gây ra bởi sự bùng phát Covid-19 đang diễn ra. Các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò dự kiến giá trị thặng dư thương mại trong tháng 3 là 22,4 tỷ USD, so với mức 13,8 tỷ USD của một năm trước đó.

Cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra những đau khổ to lớn cho con người nhưng nó cũng đang khiến sự phục hồi mong manh của thương mại toàn cầu gặp rủi ro, và tác động sẽ xảy ra trên toàn hành tinh. Ảnh: @AFP.

Cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra những đau khổ to lớn cho con người nhưng nó cũng đang khiến sự phục hồi mong manh của thương mại toàn cầu gặp rủi ro, và tác động sẽ xảy ra trên toàn hành tinh. Ảnh: @AFP.

WTO cắt giảm dự báo tăng trưởng

Tổ chức Thương mại Thế giới dự đoán rằng thương mại hàng hóa sẽ tăng trưởng ít hơn nhiều so với dự kiến trước đó trong năm nay, nói rằng triển vọng cho nền kinh tế toàn cầu đã tối đi kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine diễn ra.

Trong khi trừng phạt của phương Tây đối với các doanh nghiệp và cá nhân Nga có khả năng ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ thương mại, thì việc khóa cửa ở Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đang làm gián đoạn thương mại đường biển, có thể dẫn đến trạng thái thiếu đầu vào sản xuất mới và lạm phát sẽ cao hơn.

"Hiện rõ ràng là cú đúp của đại dịch và chiến sự đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gia tăng áp lực lạm phát và giảm kỳ vọng về sản lượng và tăng trưởng thương mại. Cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra những đau thương to lớn cho con người, nhưng nó cũng đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ở thời điểm quan trọng", Tổng Giám đốc WTO, Ngozi Okonjo-Iweala cho biết trong một tuyên bố.

Cơ quan có trụ sở tại Geneva này cho biết, họ đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay xuống 3% từ mức 4,7% do tác động của chiến sự Nga - Ukraine, và cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm ẩn gây ra bởi giá cả tăng cao. Đồng thời, mức tăng trưởng thương mại toàn cầu vào năm 2023 dự kiến là 3,4%, lưu ý rằng những ước tính này ít chắc chắn hơn so với những gì đang diễn ra.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay xuống 3% từ mức 4,7% do tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine, và cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm ẩn gây ra bởi giá cả tăng cao. Ảnh: @AFP.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay xuống 3% từ mức 4,7% do tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine, và cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm ẩn gây ra bởi giá cả tăng cao. Ảnh: @AFP.

WTO cho biết: "Triển vọng cho nền kinh tế toàn cầu từ khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine vào ngày 24 tháng 2, làm cho các nhà kinh tế của WTO phải đánh giá lại những dự án của họ đối với thương mại thế giới trong hai năm tới". Cơ quan có trụ sở tại Geneva còn cho biết thêm: "Các chuyến hàng ngũ cốc qua các cảng Biển Đen đã bị tạm dừng, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho an ninh lương thực ở các nước nghèo".

WTO nhận thấy chiến sự Nga - Ukraine đè nặng lên tăng trưởng thương mại toàn cầu

Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết: "Nguồn cung cấp thấp hơn và giá lương thực cao hơn đồng nghĩa với việc người nghèo trên thế giới có thể buộc phải lao vào tình thế khốn khổ hơn nữa ", bà cho rằng tình hình đó là một "cú đúp" tác động do xung đột chiến sự và đại dịch Covid-19 bùng phát.

Bên cạnh đó, WTO cho biết GDP thế giới theo tỷ giá hối đoái thị trường dự kiến sẽ đạt 2,8% vào năm 2022 - giảm 1,3% so với dự báo trước đó là 4,1% - sau khi tăng 5,7% vào năm 2021.

Tổ chức này cũng cảnh báo rằng việc đóng cửa ở các thành phố của Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 một lần nữa làm gián đoạn thương mại đường biển. Okonjo-Iweala nói: "Việc hạn chế thương mại sẽ đe dọa đến lợi ích của các gia đình và doanh nghiệp, đồng thời làm việc cho các công việc xây dựng phục hồi kinh tế lâu dài từ Covid-19 trở nên khó khăn hơn".

WTO cắt giảm dự báo tăng trưởng xuống 3% do chiến tranh Ukraine làm gián đoạn thương mại toàn cầu. Ảnh: @AFP.

WTO cắt giảm dự báo tăng trưởng xuống 3% do chiến tranh Ukraine làm gián đoạn thương mại toàn cầu. Ảnh: @AFP.

Bà cho biết giá nhiên liệu cao và phân bón đắt đỏ cũng là mối đe dọa đối với năng suất cây trồng trong tương lai, và cuộc chiến sự đã làm căng thẳng thêm các chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã chịu nhiều áp lực.

Chi phí thương mại cũng sẽ tăng trong thời gian ngắn do các lệnh trừng phạt, hạn chế xuất khẩu, chi phí năng lượng cao và gián đoạn vận tải do Covid-19. Thương mại toàn cầu giảm 5% vào năm 2020 nhưng tăng trở lại 9,8% vào năm 2021, khi người tiêu dùng chuyển sang mua nhiều hàng hóa hơn do chi tiêu cho dịch vụ bị hạn chế bởi các hạn chế của Covid-19. Trước cuộc chiến ở Ukraine, thương mại được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ trong năm nay được hỗ trợ bởi các khoản tiết kiệm mà các hộ gia đình ở nhiều quốc gia tích lũy được. Tuy nhiên, chiến sự nổ ra, lạm phát gia tăng dần làm giảm thu nhập thực tế của các hộ gia đình, và sự gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều hơn nữa đã làm thay đổi đáng kể triển vọng đó.

Cũng theo báo cáo, khu vực CIS (tổ chức khu vực bao gồm các quốc gia thành viên cũ của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thành lập ngày 8/12/1991) sẽ thấy nhập khẩu giảm 12,0% và GDP giảm 7,9% vào năm 2022.

WTO dự báo xuất khẩu sẽ giảm xuống ở Nam Mỹ trong năm nay, trong khi châu Á được dự báo sẽ chứng kiến tăng trưởng xuất khẩu chậm lại 2% từ 14% vào năm nay. Tăng trưởng xuất khẩu dự kiến sẽ giảm hơn một nửa ở châu Âu so với năm ngoái, trong khi ở các nước xuất khẩu dầu như Mỹ và Trung Đông được dự đoán có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt trên mức trung bình.

Ngoài ra, WTO cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với các doanh nghiệp và cá nhân Nga có khả năng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động thương mại dịch vụ. Năm 2019, Liên minh châu Âu chiếm hơn 42% nhập khẩu dịch vụ của Nga và 31,1% xuất khẩu dịch vụ của nước này.

WTO cho biết triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong thương mại hàng hóa đã 'tối tăm' kể từ sau chiến sự nổ ra, với các vụ đóng cửa toàn bộ vì Covid-19 ở Trung Quốc gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: @AFP.

WTO cho biết triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong thương mại hàng hóa đã 'tối tăm' kể từ sau chiến sự nổ ra, với các vụ đóng cửa toàn bộ vì Covid-19 ở Trung Quốc gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: @AFP.

WTO cho biết: "Trước khi xảy ra đại dịch, dịch vụ đi lại / du lịch và vận tải hàng không là những dịch vụ được Nga kinh doanh nhiều nhất, chiếm 46% xuất khẩu và 36% nhập khẩu của nước này. Nhưng những dịch vụ này vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, giờ đây nó có thể tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt kinh tế".

 WTO hy vọng về một "vỏ bọc nhân đạo"- kêu gọi các nước tránh quay đầu vào trong

"Lịch sử dạy chúng ta rằng việc phân chia nền kinh tế thế giới thành các khối cạnh tranh và quay lưng lại với các nước nghèo nhất sẽ không dẫn đến thịnh vượng cũng như hòa bình. WTO có thể đóng vai trò nòng cốt bằng cách cung cấp một diễn đàn nơi các nước có thể thảo luận về sự khác biệt của họ, mà không cần dùng đến vũ lực, và nó xứng đáng được hỗ trợ trong sứ mệnh đó", Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nói.

Bà cũng kêu gọi các nước tránh quay đầu vào trong, nói rằng cần có thêm thương mại để đảm bảo tiếp cận ổn định và bình đẳng đối với các nhu yếu phẩm. "Nguồn cung cấp nhỏ hơn và giá lương thực cao hơn có nghĩa là người nghèo trên thế giới có thể càng lâm vào cảnh khốn khổ hơn nữa. Điều này không được phép xảy ra. Việc hạn chế thương mại sẽ đe dọa đến hạnh phúc của các gia đình và doanh nghiệp, đồng thời khiến nhiệm vụ xây dựng sự phục hồi kinh tế lâu bền từ Covid-19 trở nên khó khăn hơn", Okonjo-Iweala nói.

WTO hy vọng về một "vỏ bọc nhân đạo"- kêu gọi các nước tránh quay đầu vào trong. Ảnh: @AFP.

WTO hy vọng về một "vỏ bọc nhân đạo"- kêu gọi các nước tránh quay đầu vào trong. Ảnh: @AFP.

Okonjo-Iweala cũng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm ẩn vì sự gián đoạn xuất khẩu từ Ukraine và Nga, cả hai nhà cung cấp ngũ cốc và các mặt hàng khác có thể ảnh hưởng đến các nước nghèo, bao gồm khoảng 35 nhà nhập khẩu châu Phi đang rơi vào tình trạng khó khăn nhất.

Bà nói: "Đây là lý do tại sao chúng ta cần hành động và hành động dứt khoát đối với vấn đề lương thực này để tránh bạo loạn về lương thực, đồng thời cho rằng cần có hệ thống giám sát minh bạch hơn và tiềm năng giải phóng các kho dự trữ đệm để hạ giá".

Bà cũng bày tỏ hy vọng về một "vỏ bọc nhân đạo" để đảm bảo rằng, vụ thu hoạch 80% lúa mì vụ đông của Ukraine vào tháng 7 tới có thể được tiến hành, và lúa mì có thể được trồng tiếp tại quốc gia này vào tháng 9. Vì theo bà, khả năng thu hoạch vụ đông năm nay sẽ rất đáng kể. Bà cũng lặp lại lời kêu gọi các nước có trữ lượng ngũ cốc dồi dào nên bán ra quốc tế để giảm giá.

Theo WTO, các rủi ro đối với dự báo là trái chiều và khó đánh giá một cách khách quan, đồng thời cho biết thêm rằng có một số tiềm năng tăng giá, nếu cuộc chiến ở Ukraine kết thúc sớm hơn dự kiến, nhưng cũng sẽ có rủi ro tiềm ẩn đáng kể nếu giao tranh kéo dài hoặc leo thang.

Huỳnh Dũng  - Theo Economictimes/ Ft/Reuters/Channelstv

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem