Yêu cầu mua khí đốt bằng đồng rúp: Châu Âu "bắt bài" chiêu né lệnh trừng phạt của chính quyền Nga

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 16/04/2022 16:03 PM (GMT+7)
EU cảnh báo yêu cầu mua khí đốt của Tổng thống Putin bằng đồng rúp sẽ giúp Nga phá vỡ các lệnh trừng phạt. Điều này cũng làm sâu sắc thêm mối quan hệ khắt nghiệt giữa Nga với phương Tây và có khả năng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu kể từ những năm 1970.
Bình luận 0

Vào giữa tháng trước, Nga đã đưa ra một tối hậu thư rõ ràng cho châu Âu: trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp, hoặc mất nguồn cung cấp. Động thái này là một sự leo thang căng thẳng kinh tế khác giữa Nga và phương Tây về cuộc chiến tại Ukraine.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã phản ứng với tối hậu thư với đầy sự phẫn nộ, với việc chính phủ Đức dán nhãn động thái này là "tống tiền". Bất chấp việc Điện Kremlin muốn chứng minh ảnh hưởng của mình đối với phương Tây như một quy luật, các sáng kiến của họ có xu hướng phản tác dụng.

Chiến lược của Tổng thống Putin trong thông điệp trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp

Thực tế, Châu Âu nhập khẩu một lượng lớn khí đốt tự nhiên của Nga để sưởi ấm gia đình, sản xuất điện và công nghiệp nhiên liệu. Khoảng 40% mặt hàng khí đốt nhập khẩu được thanh toán bằng đồng Euro và phần còn lại bằng USD. Thế nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn thay đổi điều đó, bằng cách yêu cầu các quốc gia được coi là "không thân thiện" với Nga sẽ buộc phải thanh toán cho các giao dịch mua khí đốt đó bằng đồng rúp, thông qua một tài khoản đặc biệt với một công ty Gazprombank, do ngân hàng nhà nước của Nga nắm giữ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng, 48 "quốc gia thù địch" - trong số đó có Mỹ, Anh và các thành viên EU - thanh toán cho khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Đòi hỏi này không chỉ là sự khiêu khích; đó còn là một chiến lược để buộc phương Tây giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt của chính họ đối với chiến sự Nga - Ukraine.

Nga có kế hoạch yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho việc mua khí đốt tự nhiên từ các quốc gia châu Âu, làm sâu sắc thêm mối quan hệ với phương Tây, và có khả năng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu kể từ những năm 1970. Ảnh: @AFP.

Nga có kế hoạch yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho việc mua khí đốt tự nhiên từ các quốc gia châu Âu, làm sâu sắc thêm mối quan hệ với phương Tây, và có khả năng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất của châu Âu kể từ những năm 1970. Ảnh: @AFP.

Vào năm 2021, các quốc gia thù địch này đã trả khoảng 69 tỷ USD cho khí đốt từ Gasprom, công ty thuộc sở hữu nhà nước của Nga. Để thực hiện quy mô thanh toán tương tự trong năm nay, các quốc gia sẽ phải mua khoảng 6-7 nghìn tỷ rúp. Trong một cuộc họp với các quan chức vào ngày 23/3, Tổng thống Putin đã nói với Ngân hàng Trung ương Nga để tìm ra cách có thể thực hiện các khoản thanh toán bằng đồng rúp này.

Ở đây, trong tình thế này, các nhà nhập khẩu khí đốt Nga sẽ phải tìm một ngân hàng có thể đổi đồng Euro và USD sang rúp. Điều đó có thể phức tạp vì một số ngân hàng Nga đã bị chặn, hoặc bị cắt khỏi hệ thống tài chính SWIFT hỗ trợ thanh toán quốc tế.

Khi làm như vậy, Putin đã đào sâu vào mặt trận khác của chiến sự Nga -  Ukraine, đó chính là mặt trận tài chính với phương Tây. Nhưng động thái của ông cũng phù hợp với một chuỗi nỗ lực lớn hơn của một số quốc gia, nhằm thách thức quyền bá chủ của các loại tiền tệ chính của phương Tây như đồng USD và đồng Euro – cũng là loại đồng bá quyền đang làm cho nỗi đau của các lệnh trừng phạt đối với Nga càng ngày càng thấm.

Mặc dù cách dễ nhất là mua một lượng rúp Nga từ Ngân hàng Trung ương Nga, nhưng chính người châu Âu đã đặt ngân hàng này vào các lệnh trừng phạt, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến họ. Tối hậu thư của Nga "thanh toán khí đốt bằng đồng rúp" là một vấn đề mang tính nguyên tắc đối với Điện Kremlin, vì một nửa số vàng và dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương nước này đã bị đóng băng, trị giá khoảng 300 tỷ USD. Tối hậu thư này cũng là một thông điệp rõ ràng tới châu Âu, có nghĩa là: "Nếu bạn dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương, bạn sẽ sống dễ dàng hơn".

Putin yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho khí đốt, cuộc chiến năng lượng leo thang. Ảnh: @AFP.

Putin yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho khí đốt, cuộc chiến năng lượng leo thang. Ảnh: @AFP.

Giả sử Nga thành công trong việc buộc thanh toán bằng đồng rúp, các nhà nhập khẩu khí đốt nước ngoài sẽ cần phải mua tiền của Nga từ một nơi nào đó để mua năng lượng. Các nhà nhập khẩu có thể nhận được đồng rúp từ ngân hàng trung ương của Nga, một ngân hàng khác của Nga, hoặc từ việc bán hàng hóa cho Nga nhưng các lệnh trừng phạt khiến các giao dịch đó trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.

Nhiều nhà lãnh đạo thuộc thuộc Châu Âu giận dữ: "Kẻ dán nhãn là trò gà, người xem là cách tống tiền"

Các chính phủ châu Âu và các công ty năng lượng đang bác bỏ ý tưởng này, nói rằng các hợp đồng nhập khẩu khí đốt đã có điều khoản xác định loại tiền tệ giao dịch theo quy định, và một bên không thể thay đổi nó trong một sớm một chiều. Họ nói rằng, họ có ý định tiếp tục thanh toán bằng Euro và USD.

Nói rộng hơn, Nhóm Bảy nền kinh tế lớn (G-7) bao gồm Nhật Bản, Mỹ và Canada cũng như Đức, Pháp, Ý và Anh đã đồng ý từ chối yêu cầu của phía Moscow.

Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck nói với các phóng viên rằng: "tất cả các bộ trưởng G-7 hoàn toàn đồng ý rằng bước đi như vậy sẽ là "sự vi phạm một phía và rõ ràng đối với các hợp đồng hiện có" đối với khí đốt tự nhiên được sử dụng để sưởi ấm nhà cửa, sản xuất điện và công nghiệp điện. Chính phủ Đức cũng dán nhãn động thái này là "tống tiền" thực sự.

Còn các bộ trưởng năng lượng của Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Canada, cũng như ủy viên năng lượng của Liên minh châu Âu đã họp qua hội nghị truyền hình và tái khẳng định rằng, các hợp đồng "phải được tôn trọng". "Việc thanh toán bằng đồng rúp là không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ thúc giục các công ty bị ảnh hưởng không làm theo yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin", Habeck nói.

Putin có kế hoạch đưa "con tàu" năng lượng khí đốt sang Châu Phi, Châu Mỹ Latinh (và) Châu Á Thái Bình Dương". Ảnh: @AFP.

Putin có kế hoạch đưa "con tàu" năng lượng khí đốt sang Châu Phi, Châu Mỹ Latinh (và) Châu Á Thái Bình Dương". Ảnh: @AFP.

Gần đây nhất, Ba Lan, Hà Lan là những nước mới nhất tiếp theo ủng hộ lập trường cứng rắn này. Trong đó, Chính phủ Hà Lan đã yêu cầu các công ty năng lượng từ chối các điều khoản thanh toán khí đốt mới do Nga áp đặt.

"Chính phủ Hà Lan đồng ý với kết luận của Ủy ban châu Âu", người phát ngôn của Bộ Năng lượng Hà Lan nói với Bloomberg. "Điều này có nghĩa là các công ty Hà Lan không được phép đồng ý với các điều khoản này".

Còn công ty năng lượng nhà nước của Ba Lan cho biết, họ sẽ không trả tiền cho khí đốt của Nga bằng đồng rúp, trở thành công ty mới nhất từ chối các yêu cầu của Điện Kremlin trong bối cảnh các lệnh trừng phạt chưa từng có đối với Moscow về cuộc chiến ở Ukraine.

Vào 5/4, Slovakia cho biết họ sẽ hành động "đồng lòng" với các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, và sẽ từ chối yêu cầu của Nga về việc thanh toán xuất khẩu khí đốt bằng đồng rúp. Thủ tướng Eduard Heger nói rằng đất nước của ông sẽ có lập trường phối hợp với EU.

"Trong tình huống này, sự thống nhất là chìa khóa và chúng tôi kiên quyết tôn trọng các điều kiện hợp đồng và thanh toán bằng đồng euro", Heger cho biết trong một bài đăng trên Facebook. Ý và Áo cũng từ chối thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp, theo tờ The Moscow Times.

Hà Lan sẽ không cho phép các công ty trong nước của mình chấp nhận yêu cầu từ Moscow về việc trả tiền khí đốt bằng đồng rúp. Ảnh: @AFP.

Hà Lan sẽ không cho phép các công ty trong nước của mình chấp nhận yêu cầu từ Moscow về việc trả tiền khí đốt bằng đồng rúp. Ảnh: @AFP.

Có thể thấy, loạt động thái này có thể gây áp lực lên các nước châu Âu còn lại phải tuân theo, vì nhiều quốc gia trong số đó cho đến nay vẫn hạn chế đưa ra lập trường vững chắc, vì họ đang rơi vào tình thế khó xử.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, David L. Goldwyn, người từng là đặc phái viên của Bộ Ngoại giao về năng lượng dưới thời chính quyền Obama cho biết: "Người Nga đang chơi một trò chơi gà để buộc những người mua khí đốt ủng hộ đồng rúp".

Là lời khuyên kinh tế khủng khiếp khiến Putin đang đi chệch hướng trong lòng căm thù phương Tây

Có thể thấy, sau tối hậu thư này, một số nhà lãnh đạo châu Âu không mấy ấn tượng và sẽ tiếp tục trả bằng Euro và USD. Họ cho rằng, việc chuyển sang đồng rúp sẽ vi phạm các hợp đồng hiện có của họ và mất nhiều tháng để đàm phán lại.

Nếu Nga tiếp tục các mối đe dọa của mình, tác động sẽ rất lớn. Bất chấp ý định của EU trong việc cắt bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga, bất kỳ sự gián đoạn nào về nguồn cung sẽ tạo ra sự thiếu hụt rất lớn.

Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức cũng nói rằng, tuân theo nhu cầu kiểu đó sẽ dẫn đến việc vi phạm hợp đồng. Và Francesco Giavazzi, cố vấn kinh tế của Thủ tướng Ý, Mario Draghi cũng nói: "Quan điểm của tôi là chúng tôi thanh toán bằng đồng Euro vì thanh toán bằng đồng rúp sẽ là một cách để Nga tránh các lệnh trừng phạt, vì vậy tôi nghĩ chúng tôi tiếp tục thanh toán bằng đồng Euro".

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Vinicius Romano, nhà phân tích cấp cao của Rystad Energy cho biết, mệnh lệnh của Putin "dường như là một nỗ lực để nâng giá đồng rúp bằng cách buộc những người mua khí đốt mua đồng tiền đã rơi tự do trước đó để thanh toán".

Vinicius Romano nói: "Hoặc Putin đang đưa ra lời khuyên kinh tế khủng khiếp hoặc ông ấy đang đi chệch hướng trong lòng căm thù phương Tây". "Sẽ rẻ hơn nếu các nhà nhập khẩu nước ngoài thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu của Nga bằng đồng tiền đang giảm giá trị như rúp, nhưng rất khó để giao dịch đồng rúp này vì các lệnh trừng phạt đang được hiện hành và có dấu hiệu ngày càng leo thang mạnh mẽ".

Tuy nhiên, bất chấp việc Điện Kremlin muốn chứng minh ảnh hưởng của mình đối với phương Tây, như một quy luật, các sáng kiến của họ có xu hướng phản tác dụng. Ảnh: @AFP.

Tuy nhiên, bất chấp việc Điện Kremlin muốn chứng minh ảnh hưởng của mình đối với phương Tây, như một quy luật, các sáng kiến của họ có xu hướng phản tác dụng. Ảnh: @AFP.

Ông cảnh báo rằng, động thái này "có thể làm chao đảo hơn nữa thị trường năng lượng toàn cầu, bằng cách làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn nguồn cung hiện tại, và thêm vào sự không chắc chắn về nguồn cung trong tương lai, tất cả đều có thể làm tăng giá thêm".

Vinicius Romano cũng chia sẻ thêm: "Putin đã đưa ra những vấn đề vượt ra ngoài lĩnh vực năng lượng. Với điều này, ông ấy cố gắng thách thức sự thống trị của đồng tiền chung euro và đô la Mỹ. Tuy nhiên, không có khả năng các loại tiền tệ thay thế sẽ được thực hiện trong các hợp đồng hiện tại. Bởi têu cầu thanh toán bằng đồng rúp sẽ buộc các công ty phương Tây phải thương lượng với các ngân hàng bị trừng phạt".

Nó cũng là một nỗ lực để tạo ra một ấn tượng nhân tạo rằng, vai trò của đồng rúp trong thương mại thế giới ngày càng tăng. Tuy nhiên, Nga chỉ có thể bán ý tưởng về tính chất không thể thiếu của đồng rúp cho các quốc gia châu Á và châu Phi nhỏ. Ở những nơi khác như khối Châu Âu thì điều đó là không thể, Thủ tướng Slovenia Janez Janša mỉa mai nói thêm : "Tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai ở châu Âu biết đồng rúp trông như thế nào. Không ai sẽ trả tiền bằng chúng cả. Do đó, nỗ lực của Nga được cho là sẽ thất bại".

Liên minh Châu Âu chính thức kêu gọi các nước thành viên chống lại tối hậu thư qua thuyết vạch trần mới

Vào ngày 14/4, Liên minh châu Âu đã cảnh báo các quốc gia thành viên rằng, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu "các quốc gia không thân thiện" thanh toán hiệu quả khí đốt của Nga bằng đồng rúp sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow sau cuộc chiến tại Ukraine.

Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp của EU đã trình bày phân tích của mình về sắc lệnh của Putin, theo những người thân thuộc nội bộ đang nắm rõ vấn đề này. Đánh giá này làm tăng tiền đề cho an ninh năng lượng của châu Âu, vì Putin đe dọa sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho những người mua không tuân thủ sắc lệnh.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã phản ứng với tối hậu thư với sự phẫn nộ. Ảnh; @AFP.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã phản ứng với tối hậu thư với sự phẫn nộ. Ảnh; @AFP.

Theo phân tích pháp lý sơ bộ của ủy ban Châu Âu, sắc lệnh của Putin về cơ bản làm thay đổi thủ tục và tạo ra một tình huống pháp lý mới. Các chính phủ châu Âu và các công ty vẫn đang vật lộn với ý nghĩa của sắc lệnh trong điều kiện để hoạt động. Chính phủ Hà Lan cho biết họ ủng hộ phân tích của EU và sẽ không cho phép các công ty của họ làm theo nhu cầu thanh toán của Nga. Hầu hết các chính phủ khác vẫn chưa có phản ứng công khai.

EU sẽ làm việc với các cơ quan chức năng của các quốc gia thành viên để thông báo cho các công ty châu Âu nắm giữ hợp đồng đánh giá và cung cấp hướng dẫn cụ thể. Phân tích của EU cho biết, quy trình mới sẽ trao toàn quyền kiểm soát cho nhà nước Nga thông qua ngân hàng trung ương về thời điểm giao dịch hoàn tất. Nó cũng sẽ cho phép Nga kiểm soát tỷ giá hối đoái áp dụng, mà Moscow có thể thao túng để có lợi cho mình. Dĩ nhiên, phương thức mới này có thể dẫn đến chi phí bổ sung cho người mua vì giao dịch sẽ hoàn toàn do Nga kiểm soát và "tự vẽ ra".

Thay đổi phương thức thanh toán năng lượng là một thế cứu cánh cho nền kinh tế ngày càng bị cô lập như Nga nga lúc này. Ảnh: @AFP.

Thay đổi phương thức thanh toán năng lượng là một thế cứu cánh cho nền kinh tế ngày càng bị cô lập như Nga nga lúc này. Ảnh: @CNN.

Điều quan trọng, cơ chế này sẽ vi phạm các biện pháp hạn chế mà EU đã áp dụng để đối phó với cuộc xâm lược của Moscow vào Ukraine, và đã áp dụng cho chính phủ Nga, ngân hàng trung ương và các cơ quan ủy quyền của họ. Quy trình này cũng có thể có tác động đến các lệnh cấm khác đối với các công cụ thị trường tiền tệ khác nhau được phát hành bởi công ty Nga Gazprombank.

Ủy ban Châu Âu đã nhiều lần nói rằng các hợp đồng đã thỏa thuận phải được tôn trọng và gần như tất cả các hợp đồng đó đều quy định rõ ràng việc thanh toán bằng đồng euro hoặc USD, và khối sẽ tiếp tục đáp trả bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm lách các lệnh trừng phạt.

Nhưng quyết định về cách thanh toán nguồn cung cấp cuối cùng sẽ phụ thuộc chính vào các công ty mua khí đốt từ Nga, và họ sẽ rơi vào tình thế khó khăn khi các công ty châu Âu cũng cần tuân thủ tất cả các biện pháp hạn chế đang có hiệu lực.

Sự phụ thuộc của các nước châu Âu vào xuất khẩu năng lượng của Nga đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi Điện Kremlin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, đặc biệt là khi các nước nhập khẩu năng lượng tiếp tục tăng cường thu nhập từ dầu và khí đốt của Putin hàng ngày. Ảnh: @AFP.

Sự phụ thuộc của các nước châu Âu vào xuất khẩu năng lượng của Nga đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi Điện Kremlin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, đặc biệt là khi các nước nhập khẩu năng lượng tiếp tục tăng cường thu nhập từ dầu và khí đốt của Putin hàng ngày. Ảnh: @AFP.

Điện Kremlin sẽ không ngay lập tức yêu cầu người mua thanh toán tiền xuất khẩu khí đốt của mình bằng đồng rúp

Vào ngày 30/3, Điện Kremlin cho biết Nga sẽ không ngay lập tức yêu cầu người mua thanh toán tiền xuất khẩu khí đốt của mình bằng đồng rúp, hứa hẹn một sự thay đổi dần dần, và cho biết Nga sẽ làm việc trên một ý tưởng để mở rộng danh sách các mặt hàng xuất khẩu của mình yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp.

Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh yêu cầu khí đốt của Nga phải được thanh toán bằng đồng rúp thay vì hoặc euro. Thậm chí, nhà lập pháp hàng đầu của Nga Vyacheslav Volodin cho biết, Liên minh châu Âu sẽ phải trả bằng đồng rúp nếu họ muốn có khí đốt của Nga và cho biết xuất khẩu dầu, ngũ cốc, kim loại, phân bón, than và gỗ có thể được định giá tương tự.

Khi được hỏi liệu các khoản thanh toán có nên bằng đồng rúp bắt đầu từ bây giờ hay không, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Hoàn toàn không".

"Như chúng ta đã thảo luận trước đây, việc thanh toán và giao hàng là một quá trình tốn thời gian… Điều này không có nghĩa là việc giao hàng vào ngày mai phải được thanh toán (bằng đồng rúp). Từ quan điểm công nghệ, đây là một quá trình kéo dài hơn", ông nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tìm cách giảm bớt áp lực đối với những người mua khí đốt tự nhiên nước ngoài, yêu cầu các nước được gọi là không thân thiện trả bằng đồng rúp- nếu không sẽ bị cắt nguồn cung cấp của họ. Ảnh: @AFP.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tìm cách giảm bớt áp lực đối với những người mua khí đốt tự nhiên nước ngoài, yêu cầu các nước được gọi là không thân thiện trả bằng đồng rúp- nếu không sẽ bị cắt nguồn cung cấp của họ. Ảnh: @AFP.

Người phát ngôn của Ủy Ban Châu Âu cho biết, nhiều quốc gia sẽ phải vật lộn để lấp đầy các kho chứa khí đốt của mình trước mùa đông tới mà không có nguồn cung cấp từ Nga. Hiện không rõ kết quả của chính sách đồng rúp cho khí đốt mới của Putin sẽ diễn biến sắp tới như thế nào, dù hiện tại đang có dấu hiệu "hạ nhiệt". Nhưng các chính phủ châu Âu cho rằng, bất kỳ sự thay đổi nào về tiền tệ thanh toán sẽ là vi phạm hợp đồng và các nhà phân tích nghi ngờ thủ đoạn đồng rúp của Putin sẽ hoạt động.

Vinicius Romano, nhà phân tích cấp cao của Rystad Energy cho biết: "Trong một trường hợp cực đoan, việc đòi hỏi thanh toán bằng đồng rúp có thể khiến người mua mở lại các khía cạnh khác trong hợp đồng của họ - chẳng hạn như rút thời hạn, và chỉ đơn giản là đẩy nhanh tốc độ thoát khỏi khí đốt của Nga".

Còn Carl Weinberg, nhà kinh tế trưởng và giám đốc điều hành tại High Frequency Economics ở White Plains, New York cho biết: "Putin có thể yêu cầu đồng rúp, nhưng các hợp đồng đều đã có quy định rõ ràng để cung cấp các sản phẩm, và điều đó không thể xảy ra: Ông ta không thể giữ dầu và khí đốt từ lòng đất mãi mà không đóng các giếng khoan, và dung lượng lưu trữ sẽ tồn đầy rất nhanh nếu các chuyến hàng không được bán đi".

Ở đây, một quyết định như vậy - ngoại trừ việc nuôi dưỡng những ý tưởng "mơ hồ" về ưu thế vượt trội của Nga trong một thế giới mà nước này phải chống lại sự phân nhánh của các lệnh trừng phạt đau đớn của phương Tây, nó cũng sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế hoặc tài chính bền vững nào cả.

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, các lệnh trừng phạt của phương Tây đang làm gián đoạn ngành năng lượng của Nga. Ảnh: @AFP.

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, các lệnh trừng phạt của phương Tây đang làm gián đoạn ngành năng lượng của Nga. Ảnh: @AFP.

Putin: "Vai trò của đồng tiền quốc gia trong các thỏa thuận xuất khẩu sẽ được càng đẩy mạnh" trong thời gian tới

Hôm 14/4, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Moscow sẽ nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu năng lượng của mình sang phía đông, khi châu Âu cố gắng giảm sự phụ thuộc vào chúng, đồng thời nói thêm rằng các quốc gia châu Âu sẽ không thể từ bỏ khí đốt của Nga ngay lập tức.

Nga cung cấp khoảng 40% khí đốt tự nhiên cho EU và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với cái mà Moscow gọi là "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu năng lượng của nước này, bằng cách làm phức tạp thêm nguồn tài chính và hậu cần của các thỏa thuận hiện có.

Trong khi EU đang còn tranh luận về việc có nên áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với khí đốt và dầu mỏ của Nga hay không, thì Điện Kremlin đang củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới và các nước châu Á khác.

"Những đối tác được gọi là từ các quốc gia không thân thiện tự thừa nhận rằng họ sẽ không thể làm gì nếu không có các nguồn năng lượng của Nga, chẳng hạn như không có khí đốt tự nhiên", ông Putin nói trong một cuộc họp chính phủ trên truyền hình. "Không có sự thay thế hợp lý (cho khí đốt của Nga) ở châu Âu lúc này".

Yêu cầu của Nga đã bị các nước châu Âu từ chối, vốn trả cho khí đốt của Nga chủ yếu bằng đồng euro và nói rằng, Nga không được phép vẽ lại các hợp đồng. Ảnh: @AFP.

Yêu cầu của Nga đã bị các nước châu Âu từ chối, vốn trả cho khí đốt của Nga chủ yếu bằng đồng euro và nói rằng, Nga không được phép vẽ lại các hợp đồng. Ảnh: @AFP.

Ông Putin cũng nói rằng, việc châu Âu cắt nguồn cung cấp năng lượng từ Nga đã làm tăng giá và gây bất ổn thị trường. Ông cho biết Nga, chiếm khoảng 1/10 sản lượng dầu toàn cầu và khoảng 1/5 lượng khí đốt, sẽ cần cơ sở hạ tầng mới để tăng cường cung cấp năng lượng cho châu Á. Ông ra lệnh cho chính phủ trình bày một kế hoạch trước ngày 1 tháng 6, bao gồm cả việc "mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông sang các nước Châu Phi, Châu Mỹ Latinh (và) Châu Á Thái Bình Dương.

Ông cũng tìm kiếm sự rõ ràng về khả năng bao gồm hai đường ống Power of Siberia thuộc Trung Quốc và Sakhalin-Khabarovsk-Vladivostok ở vùng viễn đông trong hệ thống cung cấp khí đốt thống nhất của Nga. Về lý thuyết, việc cắm các tuyến đường đó vào mạng lưới rộng lớn hơn có thể cho phép Nga chuyển các dòng khí đốt từ châu Âu sang châu Á và ngược lại.

Nga đã triển khai cung cấp khí đốt cho Trung Quốc vào cuối năm 2019 và vào tháng 2 đã đồng ý ký hợp đồng 30 năm thông qua một đường ống mới, chưa được xây dựng, với kế hoạch thanh toán doanh số bán hàng bằng đồng euro.

Ông Putin cũng nói rằng, vai trò của đồng tiền quốc gia trong các thỏa thuận xuất khẩu sẽ được càng đẩy mạnh, trong bối cảnh Nga đang có kế hoạch chuyển sang đồng rúp trong thanh toán cho các nguồn cung cấp khí đốt của mình, chủ yếu là sang châu Âu.

Huỳnh Dũng  - Theo Brusselstimes/ Bloomberg/ Globalnews/ Washingtonpost/ Nytimes/ Abcnews/Fortune/Reuters

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem