Chưa rõ đòn trừng phạt gây hại thế nào cho kinh tế Nga, nhưng nền kinh tế Đức lâm vào suy thoái

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 15/04/2022 09:36 AM (GMT+7)
Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Nếu Nga cắt nguồn khí đốt, nó sẽ châm ngòi “rạn nứt thương mại’ giữa Nga và Đức, gây ra một cú sốc tài chính khủng khiếp.
Bình luận 0

Làm thế nào Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu trở nên phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga đến mức nước này phải đối mặt với một cuộc suy thoái 'hầu như không thể tránh khỏi' nếu cắt giảm nguồn cung?

Kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Nghị viện châu Âu đã kêu gọi Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm vận toàn bộ đối với dầu mỏ, khí đốt và than nhập khẩu của Nga.

Tiếp đến những tuần gần đây, các tiết lộ về tình hình chiến sự Nga - Ukraine vẫn căng thẳng và đã xảy ra ở Bucha trong khi ngoại ô Kiev nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga đã khiến Liên minh châu Âu leo thang các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow, và đẩy mạnh theo đuổi hoạt động cấm xuất khẩu năng lượng khổng lồ của Nga.

Lệnh cấm của EU đối với năng lượng của Nga sẽ châm ngòi cho 'cuộc suy thoái kinh tế' ở Đức. Ảnh: @AFP.

Lệnh cấm của EU đối với năng lượng của Nga sẽ châm ngòi cho 'cuộc suy thoái kinh tế' ở Đức. Ảnh: @AFP.

Tuần trước, EU đã đồng ý cấm nhập khẩu than từ Nga từ tháng 8 tới đây. Một số quốc gia thành viên đã kêu gọi khối tiến xa hơn bằng cách cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu và khí đốt. Một số quan chức EU đã kêu gọi hành động đối với hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga. Nhưng lệnh cấm khí đốt của Nga trong thời gian tới sẽ tàn phá kinh tế Đức, quốc gia phụ thuộc vào Nga sử dụng nhiên liệu nhập khẩu để sưởi ấm các ngôi nhà, tạo ra điện và giúp cung cấp năng lượng cho các nhà máy của mình.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga. Trong đó, Nga chiếm 55% lượng khí đốt nhập khẩu của Đức vào năm 2021 và 40% lượng khí đốt nhập khẩu trong quý đầu tiên của năm 2022, tờ Reuters đưa tin.

Liên minh châu Âu đang cố gắng cắt giảm 66% nhập khẩu khí đốt của Nga trong năm nay và phá vỡ sự phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng của Nga vào năm 2027. Nhưng Đức đã chống lại động thái này, cho rằng nó sẽ gây thiệt hại quá lớn về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Đức.

Cắt giảm khí đốt của Nga không kém gì sự chuyển đổi của toàn bộ ngành công nghiệp Đức

Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết, nước này đang tiến hành "càng nhanh càng tốt" để rút bớt năng lượng của Nga, nhưng lại dội một gáo nước lạnh vào việc dừng đột ngột.

"Câu hỏi đặt ra là chúng ta gây hại cho Putin nhiều hơn là cho chính mình ở điểm nào?", Lindner cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Die Zeit.

"Nếu tôi chỉ có thể làm theo trái tim mình, sẽ có lệnh cấm vận ngay lập tức đối với mọi thứ. Tuy nhiên, có nhiều thứ nghi ngờ rằng điều này sẽ ngăn chặn cỗ máy chiến tranh trong ngắn hạn", ông nói thêm.

Có thể thấy Đức đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn trong việc cắt giảm khí đốt tự nhiên của Nga khỏi nền kinh tế của mình, khiến Berlin rơi vào tình thế khó khăn, vì động thái này có thể tàn phá nền kinh tế Đức nghiêm trọng.

Nga chiếm 55% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Đức vào năm 2021 và 40% trong quý đầu tiên của năm 2022. Ảnh: @AFP.

Nga chiếm 55% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Đức vào năm 2021 và 40% trong quý đầu tiên của năm 2022. Ảnh: @AFP.

Do tác động từ chiến sự Nga - Ukraine, các ngân hàng Đức đang dự báo mức tăng trưởng GDP của nước này cũng sẽ chậm lại từ 2,7% năm 2021 xuống còn 2% vào năm 2022, Giám đốc điều hành Deutsche Bank Christian Sewing, người đang phát biểu trong vai trò chủ tịch vận động hành lang ngân hàng BDB của Đức cho biết trên tờ Reuters.

"Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nếu việc nhập khẩu hoặc cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên của Nga bị ngừng lại. Một kịch bản suy thoái ở Đức là hầu như không thể tránh khỏi", Christian Sewing nói thêm.

Ở đây, thật khó để Đức phá bỏ "thói quen". Vốn dĩ Nga đã là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên của Đức trong khoảng 50 năm - và nước này luôn đáng tin cậy, kể cả trong Chiến tranh Lạnh và trong suốt thời kỳ Liên Xô sụp đổ, Davide Oneglia- nhà kinh tế cấp cao tại công ty tư vấn TS Lombard có trụ sở tại London nói với tờ Insider.

Thậm chí, BDEW, một hiệp hội các nhà cung cấp năng lượng và tiện ích của Đức mới đây cho biết, họ "sẵn sàng vạch ra một kế hoạch chi tiết" để loại bỏ khí đốt của Nga một cách nhanh chóng, nhưng kêu gọi các chính trị gia nên "tiến hành một cách thận trọng". Marie-Luise Wolff, chủ tịch của BDEW cho biết trong một tuyên bố rằng: "Xét cho cùng, cắt giảm khí đốt của Nga không kém gì sự chuyển đổi của toàn bộ ngành công nghiệp Đức".

Đức đối mặt với 220 tỷ euro (238 tỷ USD) sản lượng kinh tế bị mất trong hai năm tới, nếu nguồn cung cấp năng lượng của Nga bị gián đoạn

Mới đây, theo báo cáo của 5 viện kinh tế Đức, nước này sẽ mất 220 tỷ euro (238 tỷ USD) sản lượng kinh tế trong hai năm tới nếu xảy ra cú sốc như vậy. GDP của Đức sẽ chỉ tăng 1,9% vào năm 2022, giảm mạnh từ mức 2,9% của năm ngoái và giảm 2,2% vào năm 2023. Dự báo mới được công bố mang tính chất bi quan hơn hầu hết các nghiên cứu dự báo kinh tế được công bố trước đó, và nó có thể có tác động mới khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz đẩy lùi lời kêu gọi cấm ngay lập tức đối với nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, thứ mà Đức đang phụ thuộc rất nhiều.

Stefan Kooths, Phó chủ tịch của Viện Kinh tế Thế giới Kiel cho biết: "Nếu nguồn cung cấp khí đốt bị cắt, nền kinh tế Đức sẽ trải qua một cuộc suy thoái mạnh".

Đức đang đối mặt với áp lực cắt nguồn cung cấp khí đốt của Nga và có nhiều lo ngại rằng, Điện Kremlin có thể ngừng cung cấp. Ảnh: @AFP.

Đức đang đối mặt với áp lực cắt nguồn cung cấp khí đốt của Nga và có nhiều lo ngại rằng, Điện Kremlin có thể ngừng cung cấp. Ảnh: @AFP.

Còn Marcel Fratzscher, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức cho biết, một lệnh cấm vận năng lượng ngay lập tức của Nga sẽ "có tác động lâu dài hơn nhiều và gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế hơn là đại dịch Covid-19". Fratzscher nói với tờ Financial Times: "Mối quan ngại lớn là điều này sẽ làm xói mòn vĩnh viễn khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Đức, đặc biệt là trong các lĩnh vực như hóa chất, sản xuất thép và phân bón", Fratzscher nói.

Các viện dự báo rằng việc chấm dứt nhập khẩu năng lượng của Nga ngay lập tức cũng sẽ khiến số người thất nghiệp ở Đức tăng từ 2,37 triệu năm nay lên 2,79 triệu năm sau. Họ ước tính lạm phát sẽ đạt kỷ lục cả năm là 7,3% vào năm 2022, trước khi giảm xuống 5% vào năm sau.

Áp lực đang gia tăng đối với chính phủ Đức sau khi ba nghị sĩ chống lưng của Đức, chủ tịch các ủy ban của quốc hội về các vấn đề đối ngoại, quốc phòng và châu Âu kêu gọi cấm vận đối với dầu của Nga càng sớm càng tốt sau chuyến thăm Ukraine tuần qua.

Thương mại giữa Đức và Nga có nguy cơ đứt gãy

Chuyên gia Kinh tế trưởng Paul Gruenwald của S&P Global nói với đài CNBC qua chương trình nghị sự "Squawk Box Asia" rằng, sự rạn nứt thương mại giữa Đức và Nga có thể khiến ngành sản xuất của Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

″Điều đó sẽ dẫn đến GDP thấp hơn, việc làm thấp hơn, niềm tin thấp hơn - và sau đó họ sẽ nhận được một loại cú sốc tài chính vĩ mô từ điều đó. Vì vậy, đó là loại kịch bản mà các chuyên gia tế Đức đang rất là lo lắng".

Vốn dĩ, thương mại giữa Đức và Nga đã tăng đáng kể vào năm 2021 so với năm trước đó, với giá trị hàng hóa tăng 34,1% lên 59,8 tỷ euro (65 tỷ USD), theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức. Nhập khẩu của Đức từ Nga đã tăng đáng kể trong năm ngoái, tăng 54,2% so với năm 2020. Xuất khẩu cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nhập khẩu, với mức tăng 15,4%.

Đức đối mặt với thực tế khắc nghiệt từ sự phụ thuộc năng lượng của Nga. ảnh: @AFP.

Đức đối mặt với thực tế khắc nghiệt từ sự phụ thuộc năng lượng của Nga. ảnh: @AFP.

Các sản phẩm chính mà Đức xuất khẩu sang Nga bao gồm xe cộ, máy móc, xe kéo và các sản phẩm hóa chất. Còn các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga sang Đức bao gồm dầu thô, khí đốt tự nhiên, kim loại và than đá. Nga cũng chiếm 2,3% tổng kim ngạch ngoại thương của Đức và là quốc gia quan trọng thứ tư về nhập khẩu của Đức bên ngoài Liên minh Châu Âu vào năm 2021.

Trong Dự báo Kinh tế Chung 6 tháng một lần mới nhất,5 tổ chức kinh tế lớn nhất của Đức đã giảm dự báo GDP của họ do cuộc chiến ở Ukraine làm chậm sự phục hồi từ Covid-19. Trong đó, GDP của Đức sẽ chỉ tăng 1,9% vào năm 2022, giảm mạnh từ mức 2,9% năm ngoái và sẽ giảm 2,2% vào năm 2023.

Nhóm kỳ vọng GDP của Đức sẽ tăng 2,7% vào năm 2022 và 3,1% vào năm 2023, nếu giả định rằng không có leo thang kinh tế nào nữa liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, và dòng khí đốt từ Nga đến châu Âu vẫn tiếp tục.

Các nhà kinh tế Đức cũng đang dự báo về một cuộc suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nếu nguồn cung cấp khí đốt của Nga ngừng hoạt động và ảnh hưởng có thể lan rộng khắp châu lục. Stefan Kooths, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới Kiel Institute cho biết: "Nếu nguồn cung cấp khí đốt bị cắt đứt, nền kinh tế Đức sẽ trải qua một cuộc suy thoái mạnh. Sự thay đổi này sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp sử dụng nhiều khí đốt sớm bị đào thải".

EU có kế hoạch cấm nhập khẩu than của Nga và đang tiến hành các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga nhằm tẩy chay Điện Kremlin khỏi nền kinh tế toàn cầu, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhiều lần đe dọa cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Ảnh: @AFP.

EU có kế hoạch cấm nhập khẩu than của Nga và đang tiến hành các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga nhằm tẩy chay Điện Kremlin khỏi nền kinh tế toàn cầu, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhiều lần đe dọa cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Ảnh: @AFP.

Con đường thẳng tắp của các doanh nghiệp Đức bỗng chốc trở thành con dốc trơn trượt sau khi chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ

Một sự thật khó khăn về nền kinh tế Đức đã được Martin Brudermüller nêu rõ trong một cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung gần đây. Người đứng đầu tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới, BASF có trụ sở tại Đức này cho biết, có một thực tế không thể phủ nhận rằng "khí đốt của Nga là nền tảng của khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Đức". Ông nói rằng lệnh cấm nhập khẩu những mặt hàng này "sẽ phá hủy hạnh phúc của người Đức".

Điều mà Brudermüller mô tả là "trụ cột cho sức mạnh kinh tế của Đức", là một phần thiết yếu trong mô hình kinh doanh của đất nước, và đã đảm bảo vị thế của mình như một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Các mô hình kinh doanh thành công do các công ty Đức xây dựng trong hơn 20 năm qua bao gồm nhập khẩu năng lượng dưới giá thị trường và sử dụng năng lượng này để phát triển các sản phẩm cạnh tranh.

Ông cũng khẳng định, trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã đóng góp đáng kể vào câu chuyện thành công, sau khi những người đứng đầu tập đoàn của Đức nhảy vào cuộc đua kinh tế Trung Quốc sớm hơn nhiều so với các đối thủ của họ ở những nơi khác trên thế giới. Bằng cách đó, họ đã có thể đảm bảo không chỉ các phân khúc lớn của thị trường Trung Quốc mà đồng thời cũng có thể tiếp cận với đất hiếm, và các khoáng sản có giá trị khác của Trung Quốc. Chẳng hạn, tập đoàn ô tô khổng lồ của Đức Volkswagen (VW) hiện đang bán khoảng 40% sản lượng hàng năm ở Trung Quốc. Điều cũng có ích cho Đức là động lực trên toàn thế giới thúc đẩy nền kinh tế quốc gia mở của mình ra cạnh tranh quốc tế dưới ngọn cờ toàn cầu hóa.

Nền kinh tế Đức sẽ đối phó như thế nào khi đột ngột ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga, được kích hoạt bởi việc thắt chặt hơn nữa chế độ trừng phạt hoặc sau khi Nga ngừng cung cấp năng lượng? Ảnh: @AFP.

Nền kinh tế Đức sẽ đối phó như thế nào khi đột ngột ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga, được kích hoạt bởi việc thắt chặt hơn nữa chế độ trừng phạt hoặc sau khi Nga ngừng cung cấp năng lượng? Ảnh: @AFP.

Năng lượng giá rẻ của Nga và các thị trường khổng lồ của Trung Quốc, cùng với thương mại tự do hóa và một ngành công nghiệp nội địa phát triển mạnh, là bối cảnh hoàn hảo để nền kinh tế Đức vượt lên dẫn trước. Nhưng con đường thành công lâu nay vốn là con đường thẳng tắp của các doanh nghiệp Đức bỗng chốc trở thành con dốc trơn trượt vì cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine. Đại dịch COVID-19 đã đến như một loại báo hiệu trước cho điều mà nhiều người tin là "sự kết thúc của toàn cầu hóa".

Giờ đây, cuộc chiến Ukraine đã tạo thêm một khúc quanh mới cho câu chuyện nâng cao ý thức cấp bách của quốc gia đối với việc nước này phải từ bỏ nhập khẩu năng lượng của Nga, để không thúc đẩy sự hung hăng của Putin nữa.

Câu hỏi mới xuất hiện ở phía trước cũng là làm thế nào để đối phó với Trung Quốc, nước dường như đang chọn cách chống lưng cho Điện Kremlin. Xin lưu ý rằng, điều này không xảy ra do "tình yêu đột ngột" dành cho Putin của Bắc Kinh, mà là sự nhận thức khôn ngoan từ phía Chủ tịch Trung Quốc rằng một lượng lớn năng lượng và nguyên liệu thô dồi dào của Nga đột nhiên bị thu hút và có giá rẻ. Tuy nhiên, điều gắn kết giữa Putin và ông Tập lại là sự đối lập đối với các giá trị phương Tây như dân chủ, tự do ngôn luận và pháp quyền.

Vậy, phải chăng thế giới lại bị chia cắt thành hai khối đối nghịch nhau, hay như nhà kinh tế học người Đức Gabriel Felbermayr đã nói, chúng ta đang chứng kiến "sự kết thúc của 30 năm huy hoàng của toàn cầu hóa"? Liệu chúng ta có đang hướng tới một thế giới trong đó châu Âu và Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu phương Tây, trong khi Nga, Trung Quốc và có thể là Ấn Độ vẫn chưa quyết định, dù có ý đang hợp lực ở Viễn Đông?

Con đường thẳng tắp của các doanh nghiệp Đức bỗng chốc trở thành con dốc trơn trượt sau khi chiến sự Nga-Ukraine bùng nổ. Ảnh: @AFP.

Con đường thẳng tắp của các doanh nghiệp Đức bỗng chốc trở thành con dốc trơn trượt sau khi chiến sự Nga-Ukraine bùng nổ. Ảnh: @AFP.

Một 'thế giới lưỡng cực' như vậy sẽ phá hoại nghiêm trọng mô hình kinh doanh của Đức, và cần phải có một mô hình mới. Điều có thể giúp ích cho việc này là khả năng không thể phủ nhận của các doanh nghiệp Đức trong việc thích ứng với những biến động của đời sống kinh tế. Tập trung vào các cơ hội mở ra từ quá trình chuyển đổi năng lượng rất cần thiết và quá trình khử cacbon của ngành công nghiệp Đức có thể mở đường cho tương lai.

Các liên đoàn Đức cảnh báo lệnh cấm vận năng lượng của Nga sẽ đóng cửa ngành công nghiệp

Các ngành công nghiệp của Đức như thép, hóa chất và giấy sẽ đóng cửa kéo dài nếu nước này quyết định cắt giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga, các liên minh công nghiệp lớn nhất của quốc gia này cho biết.

Michael Vassiliadis, chủ tịch hiệp hội công nhân hóa chất IGBCE của Đức cho biết: "Việc bùng nổ giá năng lượng, nhưng trên hết là lệnh cấm vận khí đốt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng – trọng yếu của mạng lưới công nghiệp đất nước"; "Hậu quả sẽ không chỉ là giảm giờ làm và mất việc làm, mà còn là sự sụp đổ nhanh chóng của các chuỗi sản xuất công nghiệp ở châu Âu nói chung và Đức nói riêng, lâu dần tiếp tục để lại hậu quả lan rộng trong nền công nghiệp toàn cầu".

Đau đầu do lạm phát

Theo Eurostat, lạm phát của khu vực đồng Euro ở mức 7,5% trong tháng 3 năm nay, và các viện nghiên cứu của Đức dự báo mức lạm phát trung bình cả năm vào năm 2022 sẽ là 6,1%, mức cao nhất trong 40 năm. Trong trường hợp nguồn cung năng lượng bị cắt, họ dự báo mức tăng lạm phát sẽ đạt mức cao kỷ lục mới là 7,3%.

Geraldine Sundstrom, giám đốc danh mục đầu tư tại PIMCO nói: "Những làn sóng chấn động từ cuộc chiến ở Ukraine đang đè nặng lên hoạt động kinh tế của Đức cả phía cung và phía cầu. Tác động của thời kỳ đại dịch kéo dài đã có tác động lạm phát. Giờ đây, việc khan hiếm và tăng giá năng lượng quan trọng sau cuộc xâm lược của Nga sẽ càng làm tăng thêm áp lực tăng giá các mặt hàng". Ông cũng cảnh báo rằng, nguy cơ suy thoái ở châu Âu lớn hơn nhiều so với ở Mỹ trong giai đoạn này. "Nền kinh tế châu Âu không ở vị thế mạnh như Mỹ và suy thoái công nghiệp tiềm tàng có thể ở ngay trước cửa châu Âu".

Đức có thể đối phó nếu không có khí đốt của Nga? Ảnh: @AFP.

Đức có thể đối phó nếu không có khí đốt của Nga? Ảnh: @AFP.

Các lựa chọn của Đức là gì nếu khí đốt tự nhiên của Nga bị ngừng hoạt động?

Nếu nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga bị ngừng lại, sẽ có rất ít lựa chọn cho Đức, nước lấy khí đốt tự nhiên thông qua đường ống từ Nga. Vốn dĩ, nước này đã loại bỏ dần năng lượng hạt nhân kể từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima của Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011. Ba nhà máy hạt nhân cuối cùng của Đức dự kiến đóng cửa vào cuối năm 2022, tờ Bloomberg đưa tin.

Các giải pháp thay thế như khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - phiên bản siêu lạnh của khí tự nhiên có thể được vận chuyển trên tàu với khoảng cách xa luôn có sẵn. Nhưng Đức không có cơ sở hạ tầng để thích ứng với nhiên liệu này ngay bây giờ, Tiến sĩ Lombard's Oneglia cho biết.

LNG phải được chuyển đổi trở lại thành khí tại các thiết bị đầu cuối trước khi được vận chuyển qua đường ống, nhưng Đức không có bất kỳ thiết bị đầu cuối nào như vậy. Vào tháng 2/2022, Thủ tướng Scholz thông báo Đức sẽ xây dựng hai nhà sản xuất khí gas mới để giảm sự phụ thuộc của nước này vào khí đốt của Nga - nhưng chúng có thể mất nhiều năm để xây dựng, theo Fieldfisher, một công ty luật có trụ sở tại Berlin.

Nền kinh tế Đức có thể mất gần 240 tỷ USD - 6,5% sản lượng hàng năm trong vòng 2 năm tới nếu dầu khí của Nga bị cắt ngay lập tức. Ảnh: @AFP.

Nền kinh tế Đức có thể mất gần 240 tỷ USD - 6,5% sản lượng hàng năm trong vòng 2 năm tới nếu dầu khí của Nga bị cắt ngay lập tức. Ảnh: @AFP.

Và ngay cả khi Đức có thể mua ngay khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ngoài thị trường toàn cầu, thì điều đó sẽ rất đắt. Ngay cả trước chiến sự Ukraine, giá LNG đã tăng nhanh do nhu cầu hồi sinh khi đại dịch bùng phát - giá giao ngay trung bình cao hơn 435% so với cùng kỳ năm 2021 ở châu Á, thị trường quan trọng của nhiên liệu này, theo một báo cáo từ tổ chức tư vấn McKinsey.

Các hợp đồng kinh doanh khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng thường là các hợp đồng dài hạn kéo dài hàng thập kỷ, vì vậy các nhà cung cấp lớn như Qatar và Australia đã cam kết phần lớn nguồn cung trong tương lai của họ cho các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, nên khả năng đổ bộ của Đức là rất ít cơ hội.

Nếu cắt nguồn năng lượng nhập khẩu của Nga, nước này sẽ cần phải bù đắp thông qua các nguồn cung cấp thay thế, chuyển dịch nhiên liệu và tái phân bổ kinh tế, hoặc giảm nhu cầu

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck hôm 25/3 cho biết: "Chúng tôi đã tự biến mình thành sự phụ thuộc ngày càng lớn vào nhập khẩu năng lượng hóa thạch từ Nga trong 20 năm qua; "Đó không phải là một trạng thái tốt". Ông cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 25/3, Đức sẽ ngừng sử dụng khí đốt của Nga vào năm 2024.

Đức cũng đối mặt với nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt do Nga khởi xướng khi Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng trước ký sắc lệnh yêu cầu các nước nhập khẩu khí đốt của Nga phải thanh toán bằng đồng rúp. Ông ấy đe dọa sẽ hủy bỏ các hợp đồng hiện có của những nước mua không tuân thủ, tờ Reuters đưa tin.

Đáp lại, Đức đã kích hoạt một kế hoạch khẩn cấp về năng lượng. Quốc gia này hiện đang trong "giai đoạn cảnh báo sớm" của kế hoạch này, với việc Berlin kêu gọi tất cả người tiêu dùng năng lượng - cả công nghiệp và hộ gia đình - tiết kiệm năng lượng và giảm tiêu thụ. Nếu tình hình xấu đi, cường quốc sản xuất châu Âu có thể cung cấp khí đốt trong giai đoạn cuối của kế hoạch ba giai đoạn, với ngành công nghiệp trước tiên là ngành bị cắt giảm điện, như Bộ Kinh tế Đức vạch ra. Động thái này có thể tàn phá nền kinh tế và dẫn đến mất việc làm.

Ở một khía cạnh khác, Đức cuối cùng phải nghiêm túc về việc trở nên tự cung tự cấp năng lượng điện từ các nguồn tái tạo và hydro có thể mang lại lợi thế cạnh tranh.

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck muốn Đức có điện không có carbon trong vòng 13 năm tới và đã tuyên bố sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, gió và sinh khối là "lợi ích công cộng áp đảo." Nếu đạt được, nó sẽ là một bước tiến vượt bậc và cho phép ngành công nghiệp Đức tiếp tục sản xuất với giá cả cạnh tranh, đồng thời bảo vệ sự thịnh vượng của nước Đức trong tương lai.

Thế tiến thoái lưỡng nan về năng lượng Nga của châu Âu. Ảnh: @AFP.

Thế tiến thoái lưỡng nan về năng lượng Nga của châu Âu. Ảnh: @AFP.

Cũng theo liên minh công nghiệp lớn nhất của quốc gia này, các công ty được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương do Đức phụ thuộc vào khí đốt của Nga sẽ được nhận một gói viện trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn bao gồm các khoản vay, bảo lãnh khoản vay và bơm vốn, và nhằm giúp các công ty năng lượng ổn định tạm thời nói riêng trong tình hình này.

Còn Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner nhấn mạnh những thách thức to lớn mà Đức phải đối mặt khi nước này cố gắng loại bỏ năng lượng của Nga càng nhanh càng tốt đồng thời theo đuổi mục tiêu trung hòa carbon về khí hậu vào năm 2045.

"Thế giới của chúng ta sẽ không giống như xưa nữa", Lindner, chủ tịch Dân chủ Tự do ủng hộ doanh nghiệp Đức đã viết trong một bài báo trên tờ báo Handelsblatt.

Ông nói: "Chúng ta cần các mô hình kinh doanh mới, ý tưởng mới, chuỗi cung ứng mới và các mối quan hệ thương mại mới. "Chúng ta phải giảm bớt sự phụ thuộc từ một phía, không phải thuần tập trung nhập khẩu năng lượng từ Nga hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc".

Huỳnh Dũng  -Theo Ft/ Cnbc/Businessinsider/ Bloomberg/ finance.yahoo/Dw

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem