Sự thiếu hụt chip toàn cầu đã ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp sau khi đại dịch Covid-19 phá hủy chuỗi cung ứng, nhưng điều tồi tệ hơn là nó vẫn chưa kết thúc, vì chiến sự căng thẳng Nga - Ukraine có thể sẽ tác động thêm đến cuộc khủng hoảng đang diễn ra này. Vì thế, sự thiếu hụt chip sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô, thiết bị điện tử, điện thoại và nhiều lĩnh vực khác đang ngày càng phụ thuộc vào chip.
Mới đây, tập đoàn đoàn đa quốc gia công nghệ cao Toshiba Nhật Bản cho biết những thách thức về nguồn cung đối với các linh kiện điện tử sẽ kéo dài trong một năm nữa vì tình trạng thiếu hụt kinh niên vẫn còn, trong khi việc Nga tấn công Ukraine (vốn là nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất chip quan trọng) cũng có tác động nghiêm trọng tới thực trạng này. Bởi thực tế, palladium và neon là hai tài nguyên quan trọng để sản xuất chip bán dẫn và những chip này lại cần thiết trong hầu hết các ngành công nghiệp khác như ô tô, điện thoại di động, điện tử tiêu dùng và nhiều ngành khác.
"Tình trạng thiếu hụt không hề thay đổi", Hiroyuki Sato, người đứng đầu bộ phận thiết bị của Toshiba cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Chúng tôi dự đoán rằng, nguồn cung cấp chất bán dẫn, chip diện tử tiếp tục eo hẹp từ giai đoạn hiện tại kéo dài cho đến tháng 3 năm sau".
Theo ông, Ukraine là nhà cung cấp chính các khí hiếm tinh khiết như neon và krypton, cả hai đều cần thiết để sản xuất chất bán dẫn. Nó chiếm gần 70% công suất cấp khí neon trên thế giới, trong khi đó Nga cung cấp hơn 40% nguồn cung palladium trên thế giới và Nga cũng là một nhà sản xuất lớn neon, tuy nhiên, các lệnh trừng phạt thương mại không cho phép trao đổi thương mại với Nga vào thời điểm này khiến thế giới rơi vào tình thế khó khăn hơn khi nói đến nguồn cung neon, theo dữ liệu của TrendForce.
Theo Sato, mặc dù một số nhà sản xuất chip đã hạ thấp tác động của sự gián đoạn từ chiến sự này, nhưng điều đó "rõ ràng là không tích cực và cũng không hiệu quả tính ở thời điểm hiện tại". Bộ phận chế tạo thiết bị của Toshiba sản xuất các thành phần máy tính đã đưa ra cảnh báo về việc thiếu nguồn cung chất bán dẫn, chip từ tháng 9/2021 và Sato cho biết tình hình từ đó tới nay vẫn chưa được cải thiện.
Theo Sato, giá chất bán dẫn cũng như chip, linh kiện điện tử cũng có khả năng tiếp tục tăng, đặc biệt là trong bối cảnh chiến sự ngày càng căng thẳng mà vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ông nói: "Đã một năm trôi qua kể từ khi giá các nguyên liệu bán dẫn đầu vào khác nhau bắt đầu tăng và chúng tôi vẫn không thể đoán trước được khi nào xu hướng đó sẽ đảo ngược. Chúng tôi đã và sẽ cần phải yêu cầu khách hàng của chúng tôi chia sẻ gánh nặng vì không một công ty nào có thể chịu được toàn bộ tác động này thêm chút nào nữa".
Thực tế, chip hoạt động như bộ não công nghệ trong điện thoại, máy tính xách tay, nhà thông minh và thậm chí cả ô tô của chúng ta. Ngành công nghiệp này đã phải lao đao với tình trạng thiếu hụt vì nó phải vật lộn để theo kịp với nhu cầu thiết bị tăng cao do đại dịch. Vào năm 2021, tình trạng thiếu chip đã hạn chế sản xuất đối với hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn, với kết quả là các công ty như General Motors phải đóng cửa toàn bộ nhà máy.
Nhưng sự việc gây hấn của Nga ở Ukraine đang làm cho ngành công nghiệp lo lắng rằng, tình trạng thiếu hụt này có thể gia tăng khi lặp lại kịch bản năm 2014, khi giá khí neon tăng 600% trước sự kiện sáp nhập Crimea. Tuần trước, Mỹ và Nhật Bản tuyên bố rằng họ đang cố gắng xoay sở bảo đảm điều đó sẽ không xảy ra lần nào nữa, nhằm giảm gây áp lực cho ngành chip công nghiệp, họ phải tìm nguồn thay thế cho loại khí này trước khi quá muộn.
Trong chiến tranh Nga-Ukraine 2014-15, giá neon đã tăng lên nhiều lần, cho thấy mức độ nghiêm trọng của điều này đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Sự thiếu hụt chip trên toàn cầu đã lên hàng đầu trong đại dịch Covid-19 vào năm 2020-21, do các hạn chế về tính di động và làm việc từ xa đã gây ra sự gia tăng tốc độ số hóa bất thường trên toàn thế giới. Và giờ đây, nếu các căng thẳng không có dấu hiệu hạ nhiệt thì dự kiến tình trạng thiếu chip sẽ trầm trọng hơn và đối với các ngành phụ thuộc nhiều vào chúng tiếp tục sẽ bị ảnh hưởng tương ứng.
Điều này có nghĩa là những rủi ro đáng kể đang ở phía trước đối với nhiều nhà sản xuất ô tô, nhà sản xuất thiết bị điện tử, nhà sản xuất điện thoại và nhiều lĩnh vực khác đang ngày càng phụ thuộc vào chip để sản phẩm của họ hoạt động, các chuyên gia thị trường đồng nhận định.
Cũng có những lo ngại rằng Mỹ thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn. Tuần trước, Nhà Trắng hối thúc các nhà sản xuất chip của Mỹ tìm các nhà cung cấp thay thế, Reuters đưa tin. Trong khi đó, Shon-Roy của TechCet cho biết: "Chúng tôi thấy một lượng lớn nhập khẩu neon từ [Nga và Ukraine] vào Mỹ".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.