Chiến thuật thủy lực của Ukraine làm 1 ngôi làng ngập lụt cả năm trời, người dân chán nản

Phương Đăng (theo Digitaljournal) Thứ hai, ngày 06/03/2023 18:20 PM (GMT+7)
Hơn một năm sau khi quân đội Ukraine làm ngập ngôi làng của ông Ivan Kukuruza để ngăn chặn cuộc hành quân chớp nhoáng của quân đội Nga vào Kiev, tầng hầm nhà ông vẫn chìm trong biển nước và sự kiên nhẫn của ông cũng đã cạn kiệt.
Bình luận 0

Người dân khốn khổ

Chiến thuật thủy lực của Ukraine làm 1 ngôi làng ngập lụt cả năm trời, người dân chán nản - Ảnh 1.

Quân đội Ukraine đã phá hủy một con đập để làm chậm bước tiến về Kiev của quân Nga. Ảnh AFP

Các nhà chức trách Ukraine đã hy sinh ngôi làng Demydiv của ông Kukuruza, cách Kiev 35 km về phía bắc vào tháng 2 năm ngoái bằng cách cho nổ tung một con đập gần đó, nhấn chìm ngôi làng trong biển nước, và khiến quân đội Nga "sa lầy".

Khi Nga cuối cùng thất bại trong việc chiếm lấy Kiev và phải rút quân, những nỗ lực để biến ngôi làng trở lại như xưa của chính quyền tỏ ra kém hiệu quả và quá chậm chạp khiến người dân địa phương cảm thấy vô cùng chán nản, thất vọng.

“Họ chỉ cần hạ mực nước xuống một nửa thì không một chiếc xe tăng nào có thể đi qua đây”, cụ ông Kukuruza, 69 tuổi nói với AFP.

Các quan chức Ukraine được cho là hiện vẫn không hút nước khỏi ngôi làng Demydiv, do lo ngại một cuộc tấn công mới của Nga từ Belarus, đồng minh của Điện Kremlin ở phía bắc.

Điều đó đã khiến người dân địa phương phải "tự lực cánh sinh", tìm mua thiết bị hút nước nhưng hiệu quả cũng không cao. Chiếc máy bơm mà cụ ông Kukuruza mua để hút nước khỏi nhà của ông giờ cũng đã bị hỏng do thời tiết mùa đông lạnh giá.

Và khoản tiền bồi thường thiệt hại 20.000 hryvnia (540 USD) mà ông nhận được cuối cùng cũng không hề đủ để khắc phục hậu quả của trận lụt, khiến tầng hầm của gia đình ông vẫn đầy nước đọng.

Bất chấp khó khăn khi sống ở vùng đất đầm lầy ngập nước, giống như nhiều cư dân lớn tuổi ở các vùng Ukraine, Kukuruza nói rằng ông sẽ không rời đi đâu cả.

Quan chức Ukraine nói gì?

Trên thực tế, theo trưởng làng Demydiv, ông Volodymyr Podkurganny, không ai trong số hàng chục cư dân của ngôi làng và khu vực lân cận có nhà bị hư hại do chiến thuật "thủy lực" của Kiev chấp nhận đề nghị tái định cư của chính phủ.

“Mục tiêu ban đầu là giữ Kiev, bảo vệ Kiev”, ông Podkurganny nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Quân đội Ukraine đã tiến hành "chiến tranh thủy lực" bằng cách cho nổ hàng rào tại một hồ chứa khổng lồ gần Kiev, khiến hàng triệu lít nước tràn vào sông Irpin và làm ngập một số ngôi làng gần đó. Theo đó, vượt song là điều gần như không thể đối với quân Nga đang tiến tới Kiev.

Chiến thuật "chiến tranh thủy lực" đã giúp quân đội Ukraine có đủ thời gian để tập hợp lại và đẩy lùi lực lượng của Moscow đang bị mắc kẹt trong vũng lầy xung quanh sông.

Các quan chức ở Kiev đang vận động hành lang để tuyến đường thủy trên được công nhận là “dòng sông anh hùng” khi góp phần đáng kể để cản bước quân Nga.

Chiến thuật đã có hiệu quả, nhưng Podkurganny cũng thừa nhận rằng, để đạt chiến thắng thì phải trả giá đắt.

“Người dân đã phải gánh một số hậu quả. Hai trăm hộ dân bị ngập. Rõ ràng là mọi người đã phải chịu đựng tình trạng ngập lụt này", ông Podkurganny nói và cho biết thêm rằng, người dân địa phương đang cầu xin ông Podkurganny hành động, tìm cách chấm dứt sự đau khổ của họ.

“Tôi có thể cho bạn xem hàng đống thư tôi nhận được, yêu cầu tôi làm điều gì đó”, ông Podkurganny nói thêm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn hành động theo những gì người dân yêu cầu. Các nhà hoạt động môi trường nói rằng để mọi thứ như hiện tại có thể mang lại những lợi ích to lớn cho khu vực, vốn từng là một vùng đất ngập nước rộng lớn nhưng đã bị lấp cạn thời Xô Viết.

Người ta nói rằng dòng sông Irpin bây giờ mới hồi sinh trở lại. Oleksiy Vasylyuk, nhà sinh vật học và người sáng lập Nhóm Bảo tồn Thiên nhiên Ukraine (UNCG) cho biết: “Thực vật và động vật hoang dã thực sự đã quay trở lại dòng sông trong năm qua. Điều tốt nhất nên làm là để thung lũng ngập nước và để thiên nhiên phục hồi.

Bà Valentina Osipova, một cư dân địa phương thừa nhận, thảm thực vật và động vật địa phương đã thay đổi đáng kể.

Đứng trong khu vườn, nơi từng trồng các loại quả mọng và súp lơ, cụ bà 77 tuổi kể rằng, mùa hè năm ngoái những con hải ly đã cư trú trong vườn nhà ông.

“Hải ly đã tắm nắng! Cuối cùng chúng tôi đã thực sự trở thành bạn bè”, vị giáo sư ngôn ngữ đã nghỉ hưu nói.

Nhưng bà vẫn hi vọng rằng, tương lai nước sẽ được hút và ngôi nhà của bà sẽ khô ráo trở lại.

“Khi toàn bộ nước được bơm ra và vùng đất của chúng tôi trở lại trạng thái khô ráo như cũ, nó sẽ lại là thiên đường", bà Osipova nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem