|
Mảnh đất nơi thực hiện dự án. |
Không đồng ý chuyển nhà để doanh nghiệp (DN) kinh doanh, ông Phạm Văn Minh đại diện các hộ dân phải di dời liên tục gửi đơn kêu cứu các cơ quan chức năng nhưng không có kết quả.
Theo Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành, trong trường hợp nhà nước thu hồi đất của dân để giao cho DN tư nhân xây dựng dự án thì DN phải tự thoả thuận với các hộ dân. Tuy nhiên, theo ông Minh, từ năm 2004 đến nay, Công ty Chiến Thắng chưa một lần đứng ra thương thảo; mọi việc đều do chính quyền đứng ra “làm hộ”.
Dư luận bức xúc vì nếu để DN tự thương thảo với dân, giá đất sẽ được tính khá sát với giá thị trường, nhưng ở đây chính quyền áp dụng theo khung giá đất của tỉnh, thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường (tổng kinh phí đền bù cho 1.500m2 này chỉ là 502 triệu đồng).
Cũng theo Luật Đất đai, việc giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng chỉ được thực hiện sau khi đã thu hồi. Vậy nhưng trong khi đất dự án này vẫn chưa thu hồi xong thì UBND tỉnh Lào Cai đã có quyết định giao đất cho Công ty Chiến Thắng từ năm 2004(?). Điều đáng nói là không chỉ làm ngược, chính quyền còn ứng kinh phí đền bù GPMB cho DN.
Lý giải cho những điều bất hợp lý đó, ông Phạm Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: Việc UBND tỉnh quyết định cấp đất cho dự án này tương tự như việc chính quyền giải phóng, giao mặt bằng sạch cho DN trong các khu công nghiệp.
Dư luận có quyền nghi ngờ về tính minh bạch của chính quyền tỉnh Lào Cai trong dự án của Công ty Chiến Thắng.
Sỹ Lực
Vui lòng nhập nội dung bình luận.