Vấn đề bạn hỏi, luật sư Phạm Thị Bích Hảo (Công ty Luật Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội) giải đáp như sau:
Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững là chính sách lớn mang tính nhân văn của Đảng, Nhà nước ta.
Người lao động là người thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngoài việc được Nhà nước hỗ trợ: Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục... còn được Nhà nước cho vay vốn.
Cụ thể, Khoản 1, Điều 11, Nghị Định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau: “1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.”
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Bạn là người lao động ở huyện nghèo đã được tuyển chọn, có nhu cầu vay vốn để đi xuất khẩu lao động sẽ thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg “Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”; với mức vay: Theo nhu cầu, tối đa bằng các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo từng thị trường.
- Về lãi lãi suất: Người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; các đối tượng còn lại của các huyện nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
Hiện tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo, huyện thoát nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức vay 100% vốn ưu đãi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.