Giám đốc một nông trại ở Bình Phước tiết lộ bí quyết trồng bơ Mã Dưỡng đạt trọng lượng 1kg/quả

K.Nguyên Thứ hai, ngày 11/07/2022 06:30 AM (GMT+7)
Những trái bơ cuối mùa ở trang trại Thiên Nông (Bình Phước) nặng tới 1kg/quả. Theo anh Đặng Dương Minh Hoàng, Giám đốc nông trại, có được trái bơ to như thế là nhờ trang trại cho bơ ăn... đạm cá.
Bình luận 0

Chia sẻ với chúng tôi những trái bơ Mã Dưỡng cuối mùa, có quả cân được đến 1kg, Đặng Dương Minh Hoàng, Giám đốc Nông trại Thiên Nông (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) cho biết, bí quyết để có những trái bơ siêu to khổng lồ chỉ là: Tăng cường cho cây bơ "ăn" đạm cá, mật mía trộn nấm Trichoderma, chỉ bón phân NPK thời điểm thúc bông.

Nông trang Thiên Nông của Hoàng có tổng diện tích 50ha, trong đó 12ha trồng bơ. Trước khi đến với nghề trồng bơ, Hoàng từng du học ở Pháp, ngành tự động hóa, rồi trở thành kỹ sư làm việc tại quốc gia này.

Anh thanh niên Bình Phước tiết lộ bí quyết để cây bơ cho quả khổng lồ: Cho cây bơ "ăn" đạm cá, mật mía - Ảnh 1.

Những quả bơ Mã Dưỡng nhờ được chăm sóc bằng mật mía, đạm cá,... cho trọng lượng tới 1kg/quả. Ảnh: M.H

Về nước, anh tiếp tục làm việc công việc quản lý hệ thống tự động tại một công ty liên doanh trong ngành dầu khí, với mức lương cả nghìn USD. 

Sau khi cha anh đột ngột qua đời, Hoàng viết tiếp giấc mơ của cha: Xây dựng thương hiệu bơ Mã Dưỡng Ông Hoàng.

Hoàng tiết lộ: "Năm 2021, Thiên Nông tạo nguồn lợi nhuận 8 tỷ đồng (chiếm khoảng 73% doanh thu); tạo việc làm cho 35 lao động (chủ yếu là người S'tiêng, Khmer) thông qua hình thức góp vốn chăn nuôi bò, dê, thúc đẩy phát triển quy trình sản xuất khép kín.

Từ năm 2022, Thiên Nông bắt đầu áp dụng "Nhật ký số trong sản xuất" nhằm cải tiến quy trình sản xuất, tối ưu hóa các nguồn lực, cam kết sản phẩm sạch và xanh, bảo vệ người tiêu dùng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Cụ thể hơn, Hoàng đưa ứng dụng nói trên vào nông trại thông qua tem nhãn/mã QR/website để minh bạch quy trình gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch tại trang trại và các công nghệ đang được ứng dụng theo hướng tự động nhưng thuận tự nhiên, gồm: lắp điện mặt trời áp mái; tưới tiêu tự động dùng Internet vạn vật (IoT) thông qua hệ thống cảm biến, van điện từ với nguồn nước mưa sạch được lọc từ các bể chứa lớn.

Anh thanh niên Bình Phước tiết lộ bí quyết để cây bơ cho quả khổng lồ: Cho cây bơ "ăn" đạm cá, mật mía - Ảnh 2.

Anh Đặng Dương Minh Hoàng, Giám đốc Nông trại Thiên Nông (Bình Phước) trồng bơ Mã Dưỡng theo hướng hữu cơ, chủ yếu cho cây bơ "ăn" mật mía, đạm cá... Ảnh: M.H

Giám sát vườn bằng hệ thống camera; xịt thuốc trị bệnh phấn trắng, vàng lá trên cây cao su bằng máy bay không người lái.

Hoàng cũng tự sản xuất nguồn phân hữu cơ theo hướng phân bón vĩnh cửu từ phân bò, dê tại trang trại và đạm cá (nguồn cá sơn từ lòng hồ thủy điện), dung dịch pha chế từ tỏi, ớt và vi sinh bản địa xua đuổi côn trùng; triển khai tiếp thị số (digital marketing) trên các nền tảng mảng xã hội (fanpage); phân phối sản phẩm đầu ra ở 10 hệ thống siêu thị và các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada...

Không những là một trong những trang trại tiên phong về chuyển đổi số trong nông nghiệp tại địa phương, Thiên Nông đang liên kết với Sở NNPTNT Bình Phước để xịt thuốc thử nghiệm bằng máy bay không người lái trên cây điều - loại cây có diện tích trồng lớn nhất tỉnh Bình Phước nhằm mục tiêu số hóa ngành điều tương tự như cách người nông dân miền Tây đã làm với cây lúa.

Với mong muốn hiện thực hóa quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp, Thiên Nông đã kết nối những nông dân tiên tiến trên địa bàn tỉnh để thành lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước. 

Hợp tác xã này chính là đại diện triển khai nền tảng AutoAgri dùng để quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc, chuyển đổi số nông nghiệp, hiện nay đã thí điểm số hóa hơn 1.400 cơ sở gia công chế biến sản phẩm điều của Bình Phước. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem