Năm 1997, tách ra từ huyện Thủ Đức (cũ), trong vòng 15 năm nay, tốc độ đô thị hóa ở quận 9 vào loại vào loại kỷ lục: 4/7 phường được quy hoạch công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, nguy cơ “mất Hội” ở đây sẽ không tránh khỏi.
|
Dịch vụ chăm sóc hoa mai của một nông dân TP.HCM. |
Đổi mới hoạt động để thu hút hội viên
Đến 2012, quận 9 còn 3.700ha đất nông nghiệp nằm xen kẽ với khu dân cư. Nhưng so với lúc mới thành lập quận số lượng hội viên ND tăng hơn hai lần. Giải thích về điều này, bà Đỗ Thị Hiệp - Chủ tịch Hội ND quận 9 cho biết: “Ngoài sinh hoạt theo địa bàn dân cư, chúng tôi còn tổ chi-tổ Hội gắn với ngành nghề của cô bác. Nhờ đó tính đến cuối năm 2011 thu hút 5.124 ND sinh hoạt tại 73 chi và 237 tổ Hội”.
Phường Tăng Nhơn Phú B có 5 chi hội ND, ngoài một số ít hộ trồng hoa, cây cảnh, nuôi cá, sản xuất rau mầm số còn lại làm dịch vụ… Năm 2011 quận giao chỉ tiêu phát triển 20 hội viên nhưng tới 25 người xin gia nhập Hội. “Chúng tôi coi đổi mới nội dung sinh hoạt của chi hội là nhiệm vụ của chi hội, tuy không còn sản xuất nông nghiệp như cách nay 10 năm nhưng bà con vẫn tha thiết với Hội” - ông Phạm Văn Hà -Chủ tịch Hội ND phường cho hay.
Bà Trần Thị Châu Em - Chi hội trưởng khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B nói cụ thể hơn: “Hội không chỉ hỗ trợ vốn mà còn giúp chúng tôi học nghề để chuyển đổi ngành nghề”.
Tiếp sức cho ND sản xuất
Năm 2006, Quận ủy quận 9 ban hành chương trình hành động chỉ đạo Hội ND và cấp ủy các cấp trên địa bàn tổ chức, hướng dẫn ND tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị song song với chuyển đổi ngành nghề cho một bộ phận ND không còn trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Thông qua sinh hoạt chi - tổ hội theo ngành nghề và các CLB nông dân, Hội ND quận đã hướng dẫn hội viên xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với quá trình đô thị hóa. Khu vực bưng trũng, lắm kinh rạch ven sông Sài Gòn ND đầu tư trồng cây ăn trái, nuôi cá, nuôi động vật hoang dã hình thành hàng loạt nhà vườn du lịch sinh thái, như mô hình của ông Nguyễn Hồng Ký (Long Thạnh Mỹ), ông Trần Công Danh (Trường Thạnh)…
Địa bàn giáp khu công nghiệp, Hội phối hợp với ngành khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức, khuyến khích ND trồng mai ghép, hoa lan, nuôi cá kiểng, sản xuất rau mầm sạch với các mô hình của ông Lê Hoàng Minh Phụng, ông Nguyễn Văn Tư (Phú Hữu)...
“Từ 2006-2011 Hội huy động 39,265 tỷ đồng giúp 2.802 lượt hộ ND vay chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và ngành nghề; dạy nghề và tập huấn KHKT cho 7.600 hội viên, ND”.
Bà Đỗ Thị Hiệp - Chủ tịch HND quận 9
Vợ chồng chị Trần Thị Phải mượn mặt bằng sản xuất rau mầm tạo việc làm cho 5-6 lao động đều là hội viên ND chi hội khu phố 3. 10 năm trước, bà Trần Thị Châu Em - Chi hội trưởng khu phố 3 từng làm vạn trưởng vạn cấy mướn, nay bà được Hội ND cho học học nghề nấu ăn 3 tháng, giới thiệu với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay 30 triệu đồng mua phương tiện mở dịch vụ nghề đã học. “Năm 2011 tôi doanh thu của tôi trên 100 triệu đồng, tạo thêm việc làm cho 6-10 lao động trong chi hội” - bà Em thông tin.
Bà Trần Thị Mãnh từng là thành viên vạn cấy, được Hội giúp vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đã đầu tư làm 20 phòng trọ. Gia đình chi hội phó Phạm Văn Kiên hết đất trồng lúa đã mở quán giải khát kết hợp dịch vụ chăm sóc mai kiểng, doanh thu mỗi tháng 10 triệu đồng…
Đánh giá vai trò của Hội ND trong việc hỗ trợ ND, bà Đỗ Thị Hiệp cho hay: 5 năm (2006-2011) có 411/542 hộ hội viên ND chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thu lãi từ 20-150 triệu đồng/năm, chưa kể hàng trăm hộ không còn đất sản xuất chuyển sang ngành nghề khác có thu nhập ổn định.
Khuynh Diệp
Vui lòng nhập nội dung bình luận.