Từ vụ chó Pitbull cắn chết cháu bé 8 tuổi ở Bình Phước, các địa phương phải quản lý chặt đàn chó nuôi

K.Nguyên Thứ hai, ngày 01/08/2022 14:08 PM (GMT+7)
Từ vụ chó Pitbull cắn chết cháu bé 8 tuổi ở Bình Phước, trao đổi với Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, để không còn xảy ra những vụ việc đau lòng như thế, các địa phương phải vào cuộc quản lý chặt đàn chó nuôi.
Bình luận 0

Liên quan đế vụ chó Pitbull cắn chết cháu bé 8 tuổi ở Bình Phước, trao đổi với Dân Việt sáng 1/8, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chó nuôi đã rất đầy đủ.

"Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ việc đau lòng này, trước đó, đã có nhiều vụ chó Pitbull cắn chết, hoặc làm bị thương nhiều người. Thực tế, các quy định về quản lý vật nuôi đều đã đầy đủ, chủ nuôi khi đưa chó ra nơi công cộng bắt buộc phải đeo rọ mõm cho chó", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chủ chó phải chịu trách nhiệm trước những vụ việc xảy ra, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chó nuôi gây hậu quả nghiêm trọng.

Từ vụ chó Pitbull cắn chết cháu bé 8 tuổi ở Bình Phước, các địa phương phải quản lý chặt đàn chó nuôi  - Ảnh 1.

Liên quan đế vụ chó Pitbull cắn chết cháu bé 8 tuổi ở Bình Phước, trao đổi với Dân Việt sáng 1/8, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chó nuôi đã rất đầy đủ, các địa phương phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm, quản lý chặt đàn chó nuôi. Ảnh minh họa.

"Hiện, TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội đã thành lập các đội bắt chó thả rông, tôi nghĩ các địa phương cũng phải tăng cường giám sát để không còn xảy ra những vụ việc đau lòng như vụ chó Pitbull cắn chết cháu bé 8 tuổi ở Bình Phước", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong 10 năm qua, Việt Nam đã chi 8.000 tỷ đồng cho phòng, chống bệnh Dại, như vậy mỗi năm Việt Nam mất 800 tỷ đồng cho căn bệnh này. 

Do vậy, việc quản lý chặt đàn chó, giảm nguy cơ thiệt hại cho con người là rất quan trọng.

Theo Thứ trưởng Tiến, để quản lý dịch bệnh hiệu quả, các địa phương cần khôi phục, kiện toàn lại hệ thống thú y.

"Thời gian qua, do lực lượng thú y sát nhập vào các trung tâm dịch vụ nông nghiệp ở các địa phương nên đã có 6.000 bác sĩ thú y nghỉ việc, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giám sát, quản lý dịch bệnh. Đơn cử như khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, đã có 6 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy, mất 10% tổng đàn, ảnh hưởng chỉ số giá tiêu dùng. Do vậy, việc củng cố hệ thống thú y là rất quan trọng. Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết các địa phương đã kiện toàn lại hệ thống thú y, hiện chỉ còn 10 tỉnh chưa khôi phục, kiện toàn", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem