Choáng với quan tham TQ sở hữu gần 400 căn nhà

Thứ sáu, ngày 08/06/2018 21:00 PM (GMT+7)
Theo báo Kinh tế Trung Quốc ngày 7.6, mới đây, tòa án thành phố Bắc Kinh đã tiến hành phát mại nhà của Tôn Anh Quân, cựu quan chức của Bộ Tài nguyên đất đai.
Bình luận 0

Trường hợp nhà đất của quan tham bị phát mại như thế không phải hiếm. Tháng 5 vừa qua, có người đã trả tới 37,5 triệu NDT (131,33 tỷ VND) để mua bằng được ngôi nhà ở Triều Dương (Bắc Kinh), tính ra giá mỗi mét vuông là 160.000NDT. Ngôi nhà này là tang vật trong vụ án tham nhũng của Lý Kiến Công, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên đất đai tỉnh Sơn Tây. Công sinh năm 1956. Tháng 3.2015, Công “ngã ngựa”, hiện đang trong trại giam.

Sau khi bị bắt, Lý Kiến Công sám hối, nêu ra mấy vấn đề của bản thân gồm nhận hối lộ bừa bãi, xem xét phê duyệt cho người khác trái quy định, không nhận thức đầy đủ để rút bài học qua hàng loạt vụ án tham nhũng trong hệ thống ngành tài nguyên đất đai cả nước, mưu cầu lợi ích không chính đáng cho người khác, đầu tư tham gia cổ phần kinh doanh trái phép, sử dụng thủ đoạn phi pháp để che giấu tài sản, chạy chọt để tìm cách thoát tội…

img

Lưu Chí Quân

Công hối hận: “Tôi buông lỏng giáo dục quản lý con cái, không thể hiện vai trò người cha nghiêm khắc. Tôi dùng tiền tham nhũng vơ vét được để mua nhà, để con cái biết và tham dự vào, thật không ra gì. Tôi là người cha vô trách nhiệm và lú lẫn, không chỉ bản thân pham tội không liêm khiết mà còn dạy con bắt chước, thật không xứng đáng với những lời dạy dỗ của cha mẹ. Tôi đã làm hại vợ, tự tay phá vỡ gia đình ấm êm, hạnh phúc”.

Từ những vụ án quan chức tham nhũng có thể thấy nhà đất là sự thể hiện quan trọng của việc đổi quyền lấy tiền. Sau khi vụ án tham nhũng được công khai, vấn đề xử lý nhà đất tang vật của vụ án khiến dư luận rất chú ý.

Tờ Trung Quốc kỷ kiểm giám sát từng viết bài khẳng định: “Nhà đất là lĩnh vực trọng điểm của tham nhũng. Quan thương cấu kết chiếm nhiều nhà ở và diện tích văn phòng vượt quá tiêu chuẩn rất phổ biến. Từ năm 2013 đến nay, trong số 21 tỉnh, thành bị thanh tra, có 20 nơi phát hiện có tham nhũng về nhà đất, chiếm tỷ lệ tới 95%”. Các tổ Tuần thị trung ương cũng đã phát hiện được một số cán bộ lãnh đạo có vấn đề “dùng quyền mưu nhà”.

Một số trường hợp tham nhũng nhà đất nổi tiếng được báo chí điểm danh, bao gồm Triệu Hải Bân, Phó cục trưởng công an Lục Phong, có 192 nhà; Chu Vĩ Tư, Phó trạm trưởng công tác xã hội Nam Liên, có 76 nhà; Cảnh Hiểu Quân, Cục trưởng quản lý rừng thành phố Hoàng Sơn, có 1 nhà và 37 căn hộ nhà cho thuê; Hách Bằng Tuấn, Cục trưởng mỏ Than huyện Bồ, có 35 căn nhà; Quan Kiến Quân có 27 căn nhà…

img

Cốc Tuấn Sơn

Tuy nhiên, số lượng nhà của những người này vẫn chưa là gì so với Lưu Chí Quân, nguyên Bộ trưởng Đường sắt. Quân sở hữu tới 374 căn nhà. Ít hơn một chút là Cốc Tuấn Sơn, Trung tướng, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần, với hơn 300 căn.

Bất kể là nhận hối lộ hay vòi hối lộ, quan tham đều thường chú trọng đến nhà đất. Ví dụ, Mã Siêu Quần, Tổng giám đốc Công ty cấp nước sạch Bắc Đới Hà, thành phố Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc khi bị điều tra, ngoài việc tìm thấy 120 triệu NDT tiền mặt ở nhà riêng, còn phát hiện ông quan này sở hữu tới 68 căn nhà.

Một số quan chức kiếm chác bằng cách mua căn hộ với giá rẻ như cho, như Lã Tích Văn, Phó bí thư Bắc Kinh trong thời gian lãnh đạo quận Tây Thành và thành phố Bắc Kinh đã giúp đỡ Tập đoàn Kim Xúc Nhai, rồi mua từ họ một căn hộ ở khu cao cấp với giá rẻ và để người thân mua 5 căn nữa. Giá mỗi căn chênh lệch hàng chục triệu NDT so với thị trường.

Một số quan chức khác lại kiếm nhà qua phân phối trái quy định. Mạnh Hiểu Quang, Phó cục trưởng Chấp pháp tổng hợp quận Hà Đông, Thiên Tân, trong thời gian là Chủ nhiệm văn phòng phân phối nhà đất quận, dù không có chứng nhận hộ bị di dời nhưng vẫn mua 3 căn hộ giá rẻ. Quang đã bị cảnh cáo trong đảng và buộc phải nộp bổ sung tiền chênh lệch.

Ngô Tuyết (Vietnamnet)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem