Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đây là hoạt động nằm trong chiến dịch "Lan tỏa yêu thương" thường niên do Viện MSD tổ chức. Hoạt động năm 2023 với nội dung "Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, và phân biệt đối xử đối với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật" do tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam tài trợ.
Trao đổi tại toạ đàm, trung tá Nguyễn Đào Minh Huy, phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM, thành viên Câu lạc bộ Tư vấn, trợ giúp trẻ em TP.HCM cho rằng, cần xem lại biện pháp truyền thông.
"Đừng tuyên truyền lý thuyết suông, hãy nói những gì trẻ em cần chứ không phải những gì người lớn muốn nói. Quan trọng hơn cả, sau mỗi lần tuyên truyền, cần phải nghiêm túc đánh giá những feedback (phản hồi) của các em nhỏ, xem cách tuyên truyền đó có thật sự hiệu quả hay không", trung tá Huy thẳng thắn.
Theo ông, ngoài tuyên truyền cho trẻ, cần phải tuyên truyền cho người lớn để làm chỗ dựa cho trẻ.
Cũng theo trung tá Huy, nhiều lần đi tuyên truyền, hướng dẫn cho các em nhỏ, anh thường tập trung vào những điều cơ bản nhất.
"Tôi vẫn nói, các con còn nhỏ, sức chống cự của các con rất yếu, vậy khi thấy có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại thì phải làm sao bảo vệ được tính mạng của mình là quan trọng nhất. Trong số các con ngồi đây, ai đã từng được chú hướng dẫn cách chạy trốn có chiến thuật?". Hàng chục cánh tay của các em học sinh giơ lên trong buổi toạ đàm, đã minh chứng cho hiệu quả của cách tuyên truyền rất sát thực tế đó của trung tá Huy.
Còn theo tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A, giảng viên Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, thành viên Câu lạc bộ Tư vấn, trợ giúp trẻ em TP.HCM, dù tấn công thể chất hay tinh thần đều nguy hại như nhau.
Bạo lực thể chất đi kèm với chửi bới cũng là đã bạo lực tinh thần. Ngược lại, khi bạo lực tinh thần, người bị hại đã bị tổn thương. Có thể không thấy được họ bị tác động thể lý nhưng họ sẽ tự làm hại chính mình, như vậy là ảnh hưởng đến thể chất.
Thực tế, phụ huynh cũng là người làm tổn hại tinh thần, bạo hành trẻ. Có phụ huynh thiếu trang bị kỹ năng và kiến thức khi họ bước vào đời sống gia đình.
"Phụ huynh hay nói con tui đẻ không lẽ tui không thương, nhưng thương cách nào nó lại là câu chuyện khác. Phụ huynh chúng ta cũng từng là những đứa trẻ. Kiểu ngày xưa má cũng bị ông ngoại chửi, ba cũng từng bị ông nội phạt. Nhưng phụ huynh chúng ta đã trưởng thành cách đây vài chục chục năm về trước trong bối cảnh xã hội khác", tiến sĩ Tô Nhi A nói.
Nhiều khi bạo lực tinh thần xuất phát ngay trong gia đình với con số bằng và lớn hơn các yếu tố từ bên ngoài. Nhiều người bị body shaming (miệt thị ngoại hình) từ chính gia đình mình. Nó để lại hậu quả rất nghiêm trọng như rối loạn tâm thần kéo dài, trầm cảm..
Nhiều hình ảnh trưng bày tại triển lãm bộ sản phẩm tuyên truyền "Những điều không được làm đối với trẻ em" đã nêu bật rất nhiều điều người lớn lầm tưởng rằng mình đang dạy dỗ con chứ không phải bạo lực, như: "Không dùng đòn roi để giáo dục thì lớn lên con tôi sẽ hư hỏng", "Tôi không như họ, tôi đánh con có phương pháp và an toàn", "Tôi được như ngày hôm nay là nhờ những trận đòn của bố mẹ!"…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.