16-1, Đại học Y dược xác nhận: 12 giờ 45 phút, phòng sanh, khoa Phụ sản của bệnh viện tiếp nhận trường hợp đẻ trên máy bay là sản phụ Lập quê ở Hương Giang, Hương Khê, Hà Tĩnh. Hiện em bé đang được chăm sóc ở phòng dưỡng nhi Bệnh viện Đại học Y dược.
|
Anh Phạm Thanh Trung cười vui bên cạnh vợ chị Nguyễn Thị Lập sau khi "vượt cạn" thành công trên máy bay |
Anh Phạm Thanh Trung (chồng sản phụ Lập) kể lại, vợ anh đã được một nữ hành khách đi cùng trên chuyến bay đỡ đẻ. “Lúc ẵm con còn đỏ hỏn trên tay, chưa cắt dây rốn, tôi rất hồi hộp và vui sướng”, anh Trung nói. Theo anh Trung, vợ anh mất khá nhiều máu tuy nhiên sức khỏe hiện đã hồi phục.
Anh Trung cho biết thêm, anh cùng vợ và hai thành viên khác trong gia đình đang trên đường về quê ở Hà Tĩnh ăn Tết.
Nữ hành khách Nguyễn Thị Lập (SN 1983) đã sinh hạ một bé trai 2,5 kg ngay trên đường bay lăn vào sân đỗ. Sản phụ và em bé ngay sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược.
Lúc anh đặt mua vé giá rẻ của hãng JPA, vợ anh đang mang thai tháng thứ năm. Anh Trung không khai báo với nhân viên bán vé về điều này. Khi anh Trung cùng vợ lên máy bay cũng không ai để ý vì bụng vợ anh khá nhỏ mặc dù mang thai được 8 tháng.
“Đây là con so (con đầu lòng) của chúng tôi. Vợ chồng tôi đặt tên cho cháu là Phạm Tuấn Vũ. Cháu sinh lúc 11 giờ 45 phút ngày 16-1”, anh Trung vui sướng chia sẻ.
Theo khuyến cáo của các hãng hàng không, phụ nữ mang bầu hơn 36 tuần thai không nên đi máy bay, đặc biệt là những chuyến bay quốc tế có chặng bay dài là 35 tuần. Ngoài ra, khi đặt chỗ cần nói rõ tình hình thai sản và sức khỏe của bà bầu cho các hãng hàng không.
Đại diện JPA nói sự việc này làm cho chuyến bay chậm và ảnh hưởng đến một số chuyến bay khác của hãng trong ngày nhưng rất hạnh phúc vì ca sinh nở thành công, hành khách và em bé đều khỏe, an toàn.
Theo Thanh niên
Vui lòng nhập nội dung bình luận.