40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam
-
Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thủ trưởng của ông – Đại tướng Lê Đức Anh, đã có dự cảm chính xác về tình hình Campuchia. Lúc đó trên cương vị là Tư lệnh Quân khu 9, ông Lê Đức Anh không cho bộ đội ra quân nhiều, đồng thời thành lập thêm một sư đoàn tinh nhuệ.
-
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: "...Khi mà chúng ta đã nhẫn nhịn hết mức mà có kẻ vẫn cầm dao xông vào nhà mình, giết dân mình thì buộc lòng chúng ta phải đánh trả. Đã đánh thì phải đánh cho tiệt nọc".
-
Dù là cuộc chiến tranh với đội quân Khmer Đỏ, chúng ta cũng hiểu rằng bản chất của cuộc chiến này là Việt Nam phải đối đầu với sự thỏa hiệp của các nước lớn, thậm chí là phải chống lại một luồng áp lực quốc tế cực kỳ lớn. Trong tình cảnh đó, cuộc chiến này vô cùng khó khăn và không hề mong muốn...
-
"Khi đã xác định không thể tránh khỏi chiến tranh - nói cách khác, ngồi yên là tự sát, Việt Nam đã hạ quyết tâm: Đánh! Đánh để bảo vệ nhân dân, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc! Đánh để có cuộc hồi sinh của cả dân tộc Campuchia anh em! Đánh để có hòa bình", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
-
Tháng 1.1979, nhà biên kịch Đoàn Tuấn và đồng đội lên đường sang Campuchia “giúp bạn và giúp mình”. Đến nay, 40 năm đã qua, anh vẫn nhớ như in những ký ức về đồng đội, về chiến trường biên giới Tây Nam năm xưa.
-
Trao đổi với phóng viên bên lề Hội thảo khoa học cấp quốc gia “40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7.1.1979 - 7.1.2019)” do Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại An Giang mới đây, Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - cho biết, trong cuộc chiến trên, Sư đoàn 330 đã có những đóng góp to lớn.
-
Ngày 4.1, tại Hà Nội, Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7.1.1979 – 7.1.2019) được tổ chức trọng thể. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới dự.
-
40 năm đã trôi qua, lịch sử quan hệ giữa Việt Nam – Campuchia đã sang trang mới tốt đẹp hơn, nhưng không ít người dân xã biên giới Tân Lập (Tân Biên, Tây Ninh) vẫn ám ảnh khi nhớ đến đêm kinh hoàng quân Khmer đỏ càn quét sát hại hơn 600 người dân nơi đây.
-
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu anh dũng để bảo vệ biên giới Tây Nam của quân và dân ta, Dân Việt điểm lại những dấu mốc quan trọng của sự kiện lịch sử này.
-
“Để giúp nhân dân Campuchia, dân tộc Việt Nam và những người lính cầm súng đã có những mất mát, đau thương rất lớn. Chúng tôi mong nhân dân và nhà nước Campuchia luôn luôn ghi nhớ điều này và mong tình hữu nghị giữa hai dân tộc luôn thắt chặt”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, người từng trực tiếp chỉ huy chiến đấu diệt quân Khmer Đỏ nói.
-
Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc và giúp quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng, lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã có đóng góp hết sức to lớn.
-
Theo PGS –TS Nguyễn Mạnh Hà, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam cách đây 40 năm là chúng ta bảo vệ Tổ quốc, sau đó thể theo nguyện vọng của nhân dân Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã giúp đánh đổ chế độ phản động Pôn Pốt.
Chủ đề nóng