Làm giàu ở nông thôn
-
Chỉ có 2 sào đất trồng các loại rau thơm theo mùa như tía tô, kinh giới, húng quế, hành lá...mà gia đình ông Nguyễn Văn Tính thu nhập 400 ngàn/ngày, lãi 12 triệu/tháng. Nói ra điều này khiến nhiều người phát sốt, nhưng đó lại là sự thật.
-
Anh Vũ Minh Thắng, phường 8, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) có cách nuôi lươn lạ mà hay. Anh làm bể lót bạt, thả 5 chùm dây ni lông làm nơi trú ẩn, nghỉ ngơi cho lươn. Khi cho lươn ăn, nhấc chùm dây ni lông lên, lươn bơi ra cả đám...
-
Lão nông miền Tây-ông Trần Việt Bắc đang nuôi hàng trăm con rùa "khủng". Đây là những con rùa "khủng" thuộc 6 loài rùa quý hiếm. Lão nông Trần Việt Bắc ở xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau...
-
"Lái" mãng cầu ra trái vụ, nhiều nhà vườn ở xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu" hết sức phấn khởi bởi trúng mùa, trúng giá. Nhờ xử lý cho cây mãng cầu ra trái vụ nên tiền lãi từ loại cây ăn quả này cũng tăng lên khoảng 10-15 triệu đồng/vụ, đạt mức lãi từ 90-100 triệu đồng/ha...
-
"Vua cam V2" là biệt danh người dân đặt cho bà Phạm Thị Lan ở thôn Tân Phú, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Giống cam V2 là giống cam có thời gian thu hoạch kéo dài từ suốt dịp tết Nguyên đán. Nhiều người gọi giống cam này "vừa chửa, vừa đẻ, vừa nuôi con" bởi cây vừa ra hoa, đậu quả non vừa nuôi quả chín...
-
Đang làm kế toán cho một công ty có tiếng, với mức lương khá ổn định ở thành phố, chàng trai trẻ Nguyễn Thành Trì, trú tại phường Chi Lăng, thành phố Pleiku (Gia Lai) lại bỏ về làm...nông dân. Anh đã gây dựng trang trại trồng cà phê, xen tiêu, trồng chanh dây theo phương pháp hữu cơ vi sinh trên mảnh đất mua lại mà lúc đó mọi người gọi là "của nợ"...
-
Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của ông Nguyễn Văn Vinh, tiểu khu 7, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm. Vườn thanh long của ông đã trở thành mô hình tiêu biểu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế hộ gia đình.
-
“Chất lượng thịt thơm ngon, giống tốt, trứng luôn trong tình trạng cháy hàng…” là kết quả nuôi 2.000 vịt cổ xanh của anh Đoàn Văn Trưởng ở bản Nhộp, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu (Sơn La). Chỉ với diện tích hơn 4.000m2 đất đai, chuồng trại, nhưng đều đặn mỗi tháng đàn vịt cổ xanh “đẻ” ra cho anh hơn 20 triệu đồng.
-
Ông Trần Văn Thật (60 tuổi ngụ ấp 6 B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) kể vui: “Người ta thường nói làm kinh tế theo mô hình VAC ( vườn – ao – chuồng) nhưng tôi gọi ngược cách làm của mình là CVA (chuồng – vườn – ao). Hàng chục năm qua tôi tập trung nhiều nhất cho đàn lợn thịt, kế đến là chuyện làm vườn trồng nhiều loại cây ăn trái sau cùng mới nuôi ao cá. Bởi vậy có người kêu tôi ôm đồm, kiểu nuôi, trồng "thích đủ thứ".
-
Với kiến thức và 8 năm kinh nghiệm trồng sầu riêng, anh Mai Ngọc Yên là kỹ sư hóa học, trú thôn 8, xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã có lãi ròng mỗi năm 2 tỷ đồng từ giống cây ăn trái này. Anh Yên cho biết, so với cà phê thì lợi nhuận từ cây sầu riêng cao gần gấp 3 lần.
-
Chúng tôi rất bất ngờ và ngạc nhiên khi chứng kiến tận mắt trang trại Tám Hải, ấp Phú Thạnh B, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít (Vĩnh Long) đang có trên 1.200 con heo trong chuồng nhưng tuyệt nhiên không có mùi hôi; không thấy cảnh hỗn loạn tranh ăn; không thấy cảnh dơ bẩn...Có được điều này là bởi ông Nguyễn Minh Hải đã thiết kế, huấn luyện đàn heo đói tự giác, trật tự ăn, bẩn tự đi tắm…
-
Sau khi tốt nghiệp đại học và những lần xin việc bất thành, anh Trương Công Tiền, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) tức chí đã lựa chọn cho mình con đường lập nghiệp ở quê với mô hình trồng hoa và có lãi 20 triệu đồng/sào/vụ...
Chủ đề nóng