Chu Nguyên Chương lên ngôi liền hạ chỉ cấm dùng chữ này: Để che giấu quá khứ của mình

Thứ bảy, ngày 18/12/2021 16:32 PM (GMT+7)
Thật không ngờ lại có 1 ngày, chỉ vì nói nhầm 1 chữ thôi cũng bị xử tội chém đầu. Vì sao hoàng đế Chu Nguyên Chương lại ban 1 lệnh cấm kỳ lạ như vậy?
Bình luận 0

VÌ 1 CHỮ MÀ MẤT CẢ MẠNG SỐNG

Chu Nguyên Chương là hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh. Ông được xem là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc với các công trạng to lớn của mình. Ông cũng nổi tiếng là vị hoàng đế tàn bạo với quần thần và dân chúng.

Tuy nhiên, ít ai ngờ được rằng, có 1 ngày nào đó, chỉ vì nhắc tới chữ này mà cũng bị hoàng đế chém rơi đầu. Thực ra, Chu Nguyên Chương đã ban lệnh cấm rất nhiều từ ngữ, nhưng từ cấm kỵ nhất chính là chữ "tắc". "Tắc" có nghĩa là phép tắc, quy tắc.

Chu Nguyên Chương lên ngôi liền hạ chỉ cấm dùng chữ này: Để che giấu quá khứ của mình - Ảnh 1.

Rất nhiều quan lại và văn sĩ bị chém đầu vì nhắc tới chữ "tắc" trong bài biểu. (Ảnh: Baidu)

Nguyên nhân dẫn tới lệnh cấm chữ "tắc" bắt nguồn từ những bài biểu của một số vị quan trong triều là giáo thụ Chiết Giang – Lâm Nguyên Lượng, huấn đạo Bắc Bình – Triệu Bá Ninh và huấn đạo Phúc Châu – Lâm Bá Cảnh, học chính Phong Châu – Mạnh Thanh… Đó là các bài biểu này đều có 2 chữ "tác tắc", nhưng trong tiếng Hán, từ "tắc" lại có cách phát âm gần giống với từ "tặc" trong đạo tặc. Trong thời phong kiến, khi có những người đứng lên chống lại triều đình thì đều được gọi bằng câu "loạn thần tặc tử", tức là kẻ bầy tôi làm loạn.

Chu Nguyên Chương vốn là 1 vị hoàng đế giành được thiên hạ từ cuộc khởi nghĩa nông dân. Vì thế, dù mục đích của những cuộc nổi dậy này là tốt nhưng nhìn từ góc độ của Chu Nguyên Chương, những lời của vị quan nọ chẳng khác nào đang nhắm vào hoàng đế. Chúng khiến cho Minh Thái Tổ cảm thấy rất khó chịu, quả thực, sau đó, hoàng đế đã ra lệnh chém đầu tất cả những người này để thị uy.

Giống như vậy, Hứa Nhất Khởi – Hàng Châu phủ học giáo thụ vì làm bài biểu tấu chúc mừng có câu "Quang thiên chi hạ, thiên sinh thánh nhân, vi thế tác tắc" (đại ý là dưới trời sáng, trời sinh ra thánh nhân làm khuôn phép cho đời) đã bị xử tội chết. Bởi theo Minh Thái Tổ, chữ "tắc" chính là tặc, là giặc; chữ "thánh nhân" là muốn nhắc về quá khứ ông từng là "tăng nhân" (nhà sư) hay chữ "quang" có nghĩa là trọc đầu.

Chu Nguyên Chương lên ngôi liền hạ chỉ cấm dùng chữ này: Để che giấu quá khứ của mình - Ảnh 2.

Chu Nguyên Chương đã giáng 1 đạo dụ cấm tất cả thần dân sử dụng từ "tắc". (Ảnh: Baidu)

Năm Hồng Vũ thứ 29 (1396), hoàng đế Chu Nguyên Chương giáng một đạo dụ cấm sử dụng từ "tắc", bất cứ ai nhắc tới từ này đều sẽ bị lập tức xử, thần dân cứ thế mà làm theo.

NGUYÊN NHÂN SÂU XA

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết, qua những ghi chép trong sử sách, vẫn còn 1 lý do để giải thích cho sự nhạy cảm của Chu Nguyên Chương đối với từ "tắc". Sự bất an này bắt nguồn từ quan niệm của xã hội phong kiến xưa rất coi trọng về huyết thống của những người cai trị đất nước.

Còn Chu Nguyên Chương vốn sinh ra trong 1 gia đình bần nông nghèo khổ đi làm thuê cho người khác. Tới năm 16 tuổi, vì dịch bệnh nên cả người thân trong gia đình lần lượt qua đời, Chu Nguyên Chương phải lưu lạc khắp nơi.

Sau đó, Chu Nguyên Chương tới 1 ngôi chùa xin tá túc tại đó nhưng do chùa quá nghèo không thể nuôi nổi nên ông phải đi ăn mày để xin cơm ăn trong suốt 3 năm. Mãi tới sau này, khi tham gia vào Hồng Cân quân (đội quân khăn đỏ), Chu Nguyên Chương mới có cơ hội trở thành thủ lĩnh, lật đổ nhà Nguyên, xưng đế và lập ra nhà Minh.

Chu Nguyên Chương lên ngôi liền hạ chỉ cấm dùng chữ này: Để che giấu quá khứ của mình - Ảnh 3.

Chu Nguyên Chương là hoàng đế có xuất thân kém nên ông rất nhạy cảm với những người đề cập tới quá khứ của mình. (Ảnh: Baidu)

Không có xuất thân cao quý, Chu Nguyên Chương luôn mặc cảm và rất khó chịu khi người khác nhắc tới quá khứ của mình. Và khi trong lòng đã có chấp niệm thì chỉ cần 1 chữ hay 1 câu nói "động chạm" đều có thể trở thành cái cớ để giết người khác.

Theo trang Sohu, có lẽ một phần cũng vì lệnh cấm sử dụng chữ "tắc" nên thành tựu văn học của thời nhà Minh không lớn. Các văn nhân thời bấy giờ có rất ít bài thơ, văn dám phản ánh hiện thực, nhắc tới chính trị mà chỉ toàn là ca ngợi công đức và tràn ngập một bầu không khí thanh bình mà thôi.

PV (Theo Pháp luật và bạn đọc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem