Chu Nguyên Chương hỏi khó, hòa thượng trả lời thật, lập tức mất đầu

Tịnh Tâm Thứ ba, ngày 26/10/2021 18:32 PM (GMT+7)
Trước câu hỏi của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, vị cao tăng đã rất khảng khái đưa ra quan điểm của mình. Chỉ có điều ông không nhận ra, câu trả lời đó đã khiến bản thân gặp rắc rối lớn.
Bình luận 0

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là một hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Chỉ với hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng nên Minh triều tồn tại gần 300 năm với những thành tích giai đoạn đầu vô cùng ấn tượng.

Trong thời gian Chu Nguyên Chương trị vì, xét về công lao, có thể nói ông là một trong những Hoàng đế xuất sắc bậc nhất lịch sử Trung Quốc. Chu Nguyên Chương cũng có nhiều cống hiến lớn trong việc thúc đẩy tinh thần đoàn kết của dân tộc Hoa Hạ, thiết lập hệ thống luật pháp và đưa ra những quy định có ảnh hưởng to lớn đến các thế hệ sau.

Chu Nguyên Chương hỏi khó, hòa thượng trả lời thật, lập tức mất đầu - Ảnh 1.

Chu Nguyên Chương luôn làm việc vô cùng chăm chỉ. Ảnh: Sohu.

Điểm đáng nhấn mạnh là, kể từ ngày lên ngôi đến khi qua đời, Chu Nguyên Chương luôn làm việc vô cùng chăm chỉ.

Trang Sohu dẫn ghi chép trong sử sách Trung Quốc cho hay, trong vòng tám ngày, Chu Nguyên Chương có thể phê duyệt khoảng 1660 bản tấu chương, xử lý khoảng 3391 việc quốc sự. Như vậy, trung bình một ngày Chu Nguyên Chương phải phê duyệt hơn 200 bản tấu, xử lý hơn 400 việc.

Từ việc này có thể thấy, lượng công việc của hoàng đế nhiều hơn công việc của bất cứ ai trong xã hội bấy giờ.

Tuy nhiên, khi nhắc đến Chu Nguyên Chương, nếu chỉ nói đến những công lao to lớn kể trên là chưa đủ. Dù Chu Nguyên Chương đã đóng góp rất nhiều cho xã tắc nhưng không thể phủ nhận được phần "tội" mà ông đã gây ra.

Việc hoàng đế sáng lập Minh triều thẳng tay đàn áp và giết hại hàng loạt công thần cho đến nay vẫn còn được ghi lại rất rõ trong lịnh sử Trung Quốc. Chu Nguyên Chương khét tiếng là một người tàn ác, là một bạo quân, muốn ai chết là người đó phải chết.

Ông cũng là người đưa ra chế độ văn tự ngục, mục đích thực sự là muốn khống chế tiếng nói của nhân dân, duy trì quyền lực tối cao của bản thân, hoàng đế nói gì là điều đó đúng.

Vào những năm đầu thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương từng gán tội chết cho một vị cao tăng chỉ vì người này lỡ khiến vua không vui.

Vị cao tăng đó có tên là Thích Lai Phục. Đây là một cao tăng nổi tiếng vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh. Ông thường giao lưu với những người có danh tiếng trong giới văn chương chứ không thích qua lại với hoàng đế hay quan lại.

Về phía Chu Nguyên Chương, bản thân ông rất coi trọng Thích Lai Phục, từng ngỏ ý muốn ông hoàn tục, vào triều làm quan. Tuy nhiên, Thích Lai Phục đã từ chối thành ý của vua.

Việc này khiến Chu Nguyên Chương cảm thấy mất mặt. Tuy nhiên vì Thích Lai Phục là cao tăng được mọi người tôn kính nên Chu Nguyên Chương không thể ngay lập tức nổi giận và xử tội vị cao tăng.

Chu Nguyên Chương hỏi khó, hòa thượng trả lời thật, lập tức mất đầu - Ảnh 2.

Cao tăng mất mạng vì trả lời không đúng ý của Chu Nguyên Chương. Ảnh: Sohu.

Tuy nhiên, ông vẫn để bụng chuyện này và chọn một dịp khác, tiếp tục đến tìm Thích Lai Phục một lần nữa và cố tình làm khó đối phương.

Chu Nguyên Chương hỏi Thích Lai Phục: "Người xuất gia đã cạo đầu đi tu, vậy cớ sao lại còn để râu dài?"

Thích Lai Phục vô tư thẳng thắn đáp lại câu hỏi của vua: "Thần xuống tóc là để thể hiện một lòng hướng về Phật, buông bỏ tất cả tạp niệm và muộn phiền của thế tục. Còn việc không cạo mà nuôi râu dài, mục đích là để thể hiện khí phách nam nhi của chính thần".

Câu trả lời này đã hoàn toàn chọc giận Chu Nguyên Chương. Nguyên nhân là bởi vì nhiều năm trước đây, khi Chu Nguyên Chương xuất gia đi tu đã từng cạo hết cả râu và tóc.

Khi nghe xong câu trả lời, Chu Nguyên Chương đã thực sự muốn giết Thích Lai Phục. Ông cho mở tiệc và mời Thích Lai Phục tham gia. Trong bữa tiệc, Chu Nguyên Chương đã chủ động yêu cầu cao tăng làm một bài thơ tạ ơn.

Thích Lai Phục nghĩ một lát rồi bắt đầu đọc:

"Kim bàn tô hợp lai thù vực, ngọc uyển tỉnh hồ xuất thượng phương;

Trù điệp lạm thừa thiên thượng tứ, tự tàm vô đức tụng Đào Đường!"

Hai câu thơ mục đích là để bày tỏ lòng biết ơn của cao tăng đến Chu Nguyên Chương nhưng thật không ngờ ông lại tách chữ "thù" () ra, suy diễn thành 歹朱  có nghĩa là "người họ Chu xấu xa". Đồng thời, ông cũng cho rằng đối phương đang có ý nói mình không có đức, không so được với Đế Nghiêu (còn gọi là Đào Đường Thị hoặc Đường Nghiêu) - là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc thời cổ đại.

Với lối suy diễn này, cuối cùng Chu Nguyên Chương đã có cớ bắt Thích Lai Phục tống vào ngục, chờ xử tử.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem