Chủ tịch Hội NDVN gợi ý cách nâng tầm cam đặc sản Hà Giang

Trần Quang Thứ sáu, ngày 06/12/2019 07:00 AM (GMT+7)
Huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) có thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp với việc phát triển cây có múi, đặc biệt là cây cam, tuy nhiên theo đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thì địa phương chưa thực sự phát huy và khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của cam đặc sản, khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của bà con chưa ổn định, bấp bênh.
Bình luận 0

Clip: Chủ tịch Hội NDVN hướng dẫn người dân Bắc Quang canh tác, chăm sóc cây cam đạt chất lượng cao hơn.

Ngày 5/12, khi đi thăm mô hình sản xuất cam VietGAP tại huyện Bắc Quang (Hà Giang), đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tỏ ra rất lo ngại trước việc canh tác, chăm sóc cây cam đặc sản của bà con ở đây. 

Đồng chí Thào Xuân Sùng cho biết, dù huyện Bắc Quang đã phát triển được hơn 6.000ha cam, trong số đó có nhiều diện tích cam VietGAP, song khi thực tế tại các vườn cam, tôi thấy rất thất vọng và lo ngại trước việc chăm sóc cam của người dân ở đây.

"Nếu còn tiếp tục giữ kiểu trồng, khai thác quá mức các cây cam non như hiện này thì người dân ở đây và sản phẩm này sẽ gặp nguy hiểm.

Để tránh thiệt hại, chính quyền và bà con ở đây phải thay đổi tư duy sản xuất ngay và luôn thì mới cứu vãn được cây đặc sản này", đồng chí Thào Xuân Sùng nói.

img

 Ngày 5/12, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đi thăm mô hình sản xuất cam VietGAP tại huyện Bắc Quang (Hà Giang).

Gợi ý hướng phát triển cho cây cam ở Hà Giang, đồng chí Thào Xuân Sùng cho hay: Trước mắt, tỉnh Hà Giang phải nhanh chóng xây dựng Nghị quyết chuyên đề về trồng và tiêu thụ sản phẩm cam của địa phương mình.

"Hiện nay chúng ta chưa có một Nghị quyết chuyên đề về loại cây trong điểm của mình là một thiếu sót rất lớn. Vì thế sắp tới Hà Giang phải làm được điều đó. Đồng thời chính quyền ở đây phải có những chính sách hỗ trợ vật tư đầu vào và tạo một hành lang pháp lý thật tốt để tiếp sức cho người dân và các doanh nghiệp trong việc phát triển cây cam, cũng như việc xúc tiến thương mại, liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm", người đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam khẳng định.

Chia sẻ với người dân, đồng chí Thào Xuân Sùng đề nghị người dân trồng cam ở Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nói riêng và bà con cả nước nói chung cần có quy trình chuẩn trong việc trồng, chăm sóc để loại cây đặc sản này phát triển bền vững và cho chất lượng quả tốt hơn.

img

Đồng chí Thào Xuân Sùng rất lo ngại trước sự canh tác, khai thác các cây cam non quá mức khiến sản phẩm không đạt được chất lượng như mong muốn.

"Đặc biệt là trong việc khai thác cam, bà con cũng phải thu hoạch đúng theo quy trình chuẩn. Ví như từ khi trồng đến khi cây cam cho thu quả (tùy vùng đất) khoảng 4-5 năm, người dân mới nên để thử nghiệm quả bói vừa phải, và tăng lượng quả trong các năm tiếp.

Bên cạnh đó, người trồng cũng phải bón phân hữu cơ, phun thuốc sinh học (theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn) và có biện pháp canh tác, cắt tỉa lá, cành để cam quang học tốt thì khi hái các quả cam mới ngon, đạt chất lượng tốt mới dễ tiêu thụ, hội nhập được", đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.

img

 Người đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam đề nghị chính quyền và người dân ở Bắc Quang phải thay đổi phương thức canh tác cam đạt chuẩn hơn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem