Chủ tịch Thào Xuân Sùng "đặt hàng" nông dân Điện Biên sản xuất sản phẩm đặc sản, ít người có

Thứ tư, ngày 22/07/2020 15:12 PM (GMT+7)
Ngày 22/7, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đã tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2020), biểu dương nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 - 2020. Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại lễ kỷ niệm.
Bình luận 0

Trong 5 năm qua, phong trào thi đua của Hội Nông dân Điện Biên có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào đã đi vào cuộc sống, hợp lòng dân, đáp ứng tâm tư nguyện vọng và được nông dân đồng tình hưởng ứng, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn. 

Tổ chức Hội ngày càng được tăng cường, củng cố. Vai trò vị thế của Hội được khẳng định, xứng đáng là lực lượng trung tâm nòng cốt trong tổ chức nông dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Điện Biên: Tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng bền vững  - Ảnh 1.

Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tặng hoa chúc mừng Hội nghị Biểu dương nông dân điển hình tiên tiến tỉnh Điện Biên lần thứ IV giai đoạn 2015 - 2020.

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cấp Hội đã quan tâm đến việc vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới. 

Với phương châm: "Nhà nước và nhân dân cùng làm", phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là đối tượng trực tiếp hưởng lợi, các cấp Hội đã trực tiếp tham gia thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, như: Tiêu chí số 10, nâng cao thu nhập, tiêu chí số 17 về môi trường. 

Ngoài ra hội viên nông dân còn tích cực hiến đất, đóng góp công sức, tiền của trị giá trên 40 tỷ đồng và 170.908 công lao động. 

Cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để xây dựng hệ thống đường giao thông thôn, bản, đưa điện về nông thôn và từng bước bê tông hóa kênh mương. 

Các cấp Hội còn vận động nông dân tham gia đóng góp sửa chữa, làm mới gần 800 phòng học, nhà văn hóa phố, bản phục vụ sinh hoạt cộng đồng. 

Việc xây dựng nông thôn mới được các cấp Hội tuyên truyền thường xuyên đã  đi vào chiều sâu. Đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân từng bước được cải thiện. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. 

Đến hết năm 2020, Điện Biên có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (xã Thanh Hưng), 37 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, số tiêu chí bình quân đạt 11,2 tiêu chí/xã. Thị xã Mường Lay hoàn thành nông thôn mới cấp huyện.

Điện Biên: Tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng bền vững  - Ảnh 2.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Đồng chí Thào Xuân Sùng đã biểu dương những thành tích mà Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đạt được trong 5 năm qua, chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp Hội Nông dân tỉnh Điện Biên cần làm trong thời gia tới.

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" thực sự phát triển sâu, rộng đến nông thôn vùng cao, vùng xa. Làm đổi mới nhận thức, chuyển hướng sản xuất, thay đổi vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế. 

Nhiều hộ đã vượt khó khăn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường khai thác tiềm năng đất đai, đầu tư vốn, sức lao động, khai hoang, thâm canh tăng vụ. Học hỏi kinh nghiệm, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn. 

Đến nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 3.000 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (theo tiêu chí mới).

Điện Biên: Tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng bền vững  - Ảnh 3.

Đồng chí Thào Xuân Sùng cùng đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Điện Biên trao bằng khen cho nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 - 2020.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã biểu dương những thành tích mà Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đạt được trong 5 năm qua. 

Đồng chí cũng chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp hội nông dân tỉnh Điện Biên cần làm trong thời gian tới, đó là: Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Điện Biên cần bám sát những tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, đa dạng sinh học, phát triển bền vững do con người và vì con người. 

Việc tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh theo hướng một nền nông nghiệp đặc sản. Hãy bán những sản phẩm người ta không có và hãy sản xuất những sản phẩm người ta không thể sản xuất được. 

Điện Biên phải tiến từng bước, từng công đoạn và từng loại cây trồng theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ để giữ đất đai màu mỡ và giữ môi trường sống an toàn. 

Tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh nhất là ngành lúa gạo phải theo hướng phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Điện Biên: Tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng bền vững  - Ảnh 4.

Chủ tịch Thào Xuân Sùng tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm, các sản phẩm đặc trưng của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Theo Chủ tịch Thào Xuân Sùng, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp không bỏ rơm thừa trên đồng ruộng, hãy tận dụng rơm rạ, tạo ra sản phẩm nấm và tăng thêm thu nhập. 

Cần tập trung tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng chi hội nông dân. Nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp gắn với hợp tác xã, tổ hợp tác để nâng cao năng lực, năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. 

Cán bộ hội đi trước, làm trước để hội viên đi theo, làm theo trong xây dựng kinh tế và văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. 

Tiếp tục rút kinh nghiệm về bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp thôn bản và thí điểm phù hợp với miền núi sẽ hợp lòng dân và để thực hiện gắn với tái cơ cấu nông nghiệp.

Vinh Duy (sản xuất)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem