Men theo lối mòn cỏ dại là tới ngôi chùa cổ. Qua lớp cổng, sân là tới nhà chính với mái ngói rêu phong nằm tựa lưng vào núi. Cảnh chùa tĩnh mịch, thoang thoảng mùi nhang (hương) thơm cùng du khách ghé thăm.
Mùa này, những đóa sen trước chùa cũng đã bắt đầu nở rộ, khoe hương sắc giữa màu xanh núi rừng trên đảo. Hương thơm ấy, khiến cho những ai đã từng đặt chân đến ngôi chùa này dù mới chỉ một lần sẽ đều không quên được cảm giác thư thái, bình yên.
Anh Phan Văn Hùng (du khách đến từ Quảng Nam) chia sẻ: “Mỗi khi ra thăm đảo, tôi thường đến ngôi chùa Hải Tạng để vãn cảnh, cầu an và mong may mắn đến cho gia đình của mình. Đến đây tôi cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình, cổ kính của cảnh vật và người dân trên vùng đảo này”.
Do hiện còn lưu giữ được gần như nguyên trạng kiến trúc cổ, nên chùa Hải Tạng còn là nơi cung cấp thông tin về nhiều lĩnh vực văn hoá - lịch sử, sự hình thành của khối cộng đồng cư dân Cù Lao Chàm và là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn.
Con đường mòn mang nét hoang sơ cỏ dại dẫn vào chùa Hải Tạng.
Nhiều người dân về với ngôi chùa này để chiêm bái, cầu an.
Đầm sen nở rộ trước chùa tạo nên không gian yên bình, thanh khiết.
Theo nhiều bô lão trên đảo Cù Lao Chàm, chùa Hải Tạng được xây dựng vào năm 1758.
Chùa Hải Tạng nằm lưng tựa vào vách núi đá sừng sững, mặt nhìn hướng về phía đất liền.
Chùa Hải Tạng thờ Phật kết hợp với thờ Thánh Thần. Vì vậy đây là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trong vùng cùng nhiều thương thuyền các nước ghé vào hành lễ, cầu nguyện.
Mái ngói rêu phong, nhuốm màu thời gian.
Toàn bộ nếp nhà chính có hệ vì kèo kết cấu kiểu “chồng rường giả thủ” được chia làm 3 lòng.
Ở mái hiên, dép hoành cách điệu thành hình lồng đèn, thân chạm hình hoa lá, đầu là những cánh sen lật đỡ thẳng lên đòn tay, dưới chạm nổi hình đầu rồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.