Chùm ảnh: Làng mía đường trăm năm tuổi xứ Lạng rực lửa ngày cận Tết

Chang Liễu Chủ nhật, ngày 11/02/2018 13:35 PM (GMT+7)
Cuối năm âm lịch cũng là dịp người dân ở Nà Rọ, xã Song Giang, huyện Văn Quan, Lạng Sơn lại tất bật với công việc làm mía đường. Đây là ngôi làng duy nhất còn giữ gìn và phát triển nghề đặc trưng và nặng nhọc truyền thống có hàng trăm năm này.
Bình luận 0

Theo lời kể của các bậc lão niên trong làng thì nghề làm mía đường tại đây đã có từ lâu đời. Nhưng ngày xưa người dân vẫn ép mía bằng gỗ được kéo bởi 2 con trâu khỏe. Hiện nay với sự phát triển của kỹ thuật, người dân đã sử dụng máy ép mía, vừa nhanh vừa giảm bớt sức con người.

img

Hiện nay, người dân ở đây đã sử dụng máy ép mía để giảm sức lực của con người.

img

Nhưng đây vẫn là một nghề rất vất vả, nặng nhọc ...

img

Nước mía sau khi ép sẽ được nấu trong thời gian dài để cô đặc lại thành mật đường.

img

Loại củi khô, tốt nhất được lựa chọn để đun nước mía.

img

Sau hơn 5 giờ đồng hồ đun với lửa to sẽ cho ra thành phẩm là mật mía có màu vàng đẹp mắt, ngọt thanh.

img

Đường lúc còn non (mật non).

img

Làm mía đường là công việc đòi hỏi người làm kinh nghiệm lâu năm và sức khỏe để có thể nhấc được những chảo đường mật nóng hổi từ trên bếp xuống.

img

Thành quả là những chảo đường sau một ngày vất vả.

img

Người nêm nếm đường phải là người có kinh nghiệm vì nếu lấy đường non thì khi đổ vào khuôn đường sẽ không thành miếng; còn nếu để quá già đường sẽ dễ bị cháy.

img

Một mẻ đường thường có khối lượng khoảng 50kg, bán với giá dao động 35.000-40.000 đồng/kg.

img

Nà Rọ hiện nay là địa phương duy nhất tại Văn Quan còn lưu giữ nghề là đường mía. Trước đây, nhiều địa phương cũng từng làm nghề nhưng hiện nay đã mai một.

img

Thành phẩm  cuối cùng là những miếng đường phên được đóng thành miếng đẹp mắt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem