Thực phẩm bẩn đang len lỏi vào từng bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Trong khi nhiều cơ quan chức năng chưa tìm ra những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa thì việc ba nhà : sản xuất, quản lý, tiêu dùng chung tay “ diệt thực phẩm bẩn đang được xem là giải pháp khả thi nhất trong thời điểm này.
Ảnh minh họa (Nguồn: Vtc.vn)
Theo ông Nguyễn Như Tiệp Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết hiện cơ quan này đang thực hiện đề án triển khai 21 tỉnh và 28 chuỗi theo 4 tiêu chí.Tiêu chí thứ nhất liên kết giữa những người sản xuất trồng trọt chăn nuôi với những nhà sơ chế, chế biến, kênh phân phối.
Tiêu chí thứ 2 là từng công đoạn một phải có thực hành sản xuất tốt để đảm bảo an toàn thực phẩm và phải được chứng nhận có thể của nhà nước, hoặc của bên thứ 3 thực hành nông nghiệp tốt.
Tiêu chí thứ ba, hàng hóa ra phải có dấu hiện nhận diện. Tiêu chí thứ ba có công tác quảng bá, xây dưng thương hiệu quảng bá cho hình ảnh đấy.
Bốn tiêu chí trên cùng đồng hành đang được xem là một chuỗi hoàn chỉnh và sẽ được tổng kết lại để đề xuất với Chính phủ có một nghị định đặc thù về cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển nhân rộng các chuỗi an toàn này.
Bên cạnh đó, các Bộ Y tế, NN&PTNN, Bộ Công thương cũng hợp tác chặt chẽ với giới truyền thông nhằm trao đổi thông tin minh bạch, cung cấp thông tin chính xác nhất cho người dân, cả những thông tin thực phẩm không an toàn và những thông tin về thực phẩm đảm bảo chất lượng để người dân có đầy đủ thông tin để lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Người tiêu dùng đang hy vọng những nỗ lực trên kết hợp các biện pháp thanh, kiểm tra, chế tài xử phạt... sẽ giảm thiểu thực phẩm bẩn trên bàn ăn của từng gia đình.
Trong một buổi tọa đàm xoay quanh thực phẩm bẩn - thực phẩm sạch gần đây ông David John Whitehead, Phó chủ tịch Phòng thương mại Australia tại Việt Nam, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Liên doanh thực phẩm Mavin, cảnh báo Việt Nam đang phát triển du lịch, nếu du khách đến Việt Nam bị ngộ độc, phải nằm viện trong chuyến đi của họ thì hình ảnh Việt Nam bị xấu đi. Việc này không khuyến khích kinh tế Việt Nam và đặc biệt là ngành du lịch. Vì vậy Việt Nam nên hướng dẫn cụ thể cho người dân về an toàn thực phẩm sâu rộng hơn nữa, cũng như có những chế tài xử phát mạnh đối với những người vi phạm.
Bên cạnh đó ông David còn đưa ra kinh nghiệm phát triển thị trường thực phẩm sạch của các nước phát triển mà công ty Liên doanh thực phẩm của ông đang triển khai. Đó là xây dựng chuỗi giá trị sạch từ nguồn “từ nông trại đến bàn ăn”, đảm bảo tất cả các nguồn nguyên liệu sản xuất thực phẩm đều được kiểm soát, từ cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và cuối cùng là chế biến thực phẩm sạch Mavin. Sau khi đạt được mục tiêu đưa sản phẩm vào các khách sạn 5 sao thì nhiều nhà sản xuất như Mavin đang nỗ lực để đưa thực phẩm sạch đến rộng rãi người tiêu dùng.
Về phía người tiêu dùng, không chỉ trên báo chí mà tại rất nhiều diễn đàn, mạng xã hội...rất nhiều người đã đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ nhau. Giờ đây họ đã kêu gọi nhau cùng lựa chọn mua thực phẩm ở những địa điểm sạch sẽ, đảm bảo an toàn, không gần cống rãnh, mất vệ sinh hoặc những thực phẩm bảo quản trong điều kiện có đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo như các đại lý, siêu thị.
Đối với thực phẩm bao gói có ghi nhãn phải còn hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản đối với những thực phẩm.
Khi đã lựa chọn được sản phẩm phải thực hiện các cách sơ chế, chế biến sao cho phù hợp và đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi.
Bảo quản, chế biến thực phẩm đảm bảo nguyên tắc sạch, nhanh và lạnh để sản phẩm được chế biến đúng cách, bảo quản đúng cách không bị mất giá trị dinh dưỡng cũng như gây hại cho sức khỏe.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.