Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chuối, xin giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng chuối tây có sử dụng phân bón Lâm Thao đồng bộ khép kín.
Chọn đất trồng
Trồng chuối tây nên chọn đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước nhanh, 3-4 vụ liền kề trước đó không trồng chuối các loại.
Chọn giống:
Giống trồng phải được chọn từ những vườn cây không bị bệnh. Cây có quả to đều, không có cạnh, núm quả ngắn, quả già có màu xanh phớt trắng. Khi chọn giống, dùng dao sắc cắt 1-4 củ cây chuối mẹ, thấy thân có màu trắng tinh, cây không bị bệnh là được.
Phân bón Lâm Thao rất thích hợp với cây chuối tiêu hồng. ảnh: T.L
Trước khi trồng cắt bớt lá và rễ, nhúng phần thân ngầm vào dung dịch Padan 95SP 15% để loại bỏ sâu bệnh ký sinh trong cây.
Cách trồng và chăm sóc
Thời vụ:
Trồng tháng 7 hoặc đầu tháng 8 để đảm bảo thu hoạch vào mùa hè (trước mùa mưa bão).
Đất trồng cần được làm kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 3-3,5m, cao 30-40cm, đào hố trồng giữa luống với kích thước 50x50x40cm, trồng cây cách cây 1,1-1,3m, mật độ khoảng 2.500-2.700cây/ha.
- Lượng phân bón cho một gốc cây như sau:
Bón lót: Toàn bộ phân Vi sinh (hoặc phân mục) và NPK 5:10:3 trộn đều với đất trước khi trồng khoảng 10-15 ngày.
Bón thúc: Cuốc thành rãnh theo vòng tròn, cách gốc chuối 40-60cm, sâu 10-20cm. Bón phân xong lấp đất lại.
Không dùng phân chuồng chưa hoai, nước tiểu bón cho chuối vì cây dễ bị bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Sâu đục thân chuối: Những lô chuối bị sâu đục thân phá hoại nặng, cây phát triển không đồng đều, cằn cỗi, lá gãy, héo khô, buồng chuối bị gãy gục hàng loạt, cuống buồng bị vết đục nham nhở, có khi cả khóm chuối bị thối. Trên cây chuối bị sâu đục, nhựa sùi ra đọng trên thân chuối thành những đám trong suốt, nếu vết đục đã lâu nhựa chảy ra có màu vàng.
Ngoài sâu đục thân, còn có một số đối tượng sâu hại khác như: Bọ giáp, bọ nẹt, sâu cuốn lá…
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng là khâu duy nhất giảm mức độ tác hại của sâu đục thân. Những cây chuối đã ăn buồng phải đánh bỏ kịp thời nhằm tiêu diệt sâu non, trưởng thành hoặc trứng sâu.
Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu hại chuối như: Sâu đục thân, bọ nẹt, bọ giáp, sâu cuốn lá dùng Regent, Padan 95SP 15% phun hoặc tưới gốc, Basudin 10H, Diaphot, Kayazinon 5G, 10G. Lượng dùng 0,5-0,6kg/sào BB rắc vào gốc chuối theo chu kỳ 2 tháng/lần.
Bệnh hại chuối:
Bệnh héo rũ (Bệnh Panama): Cây chuối bị nhiễm bệnh thường có hiện tượng vàng lá, từ lá già phía dưới sau lan dần lên các lá non trên ngọn. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và treo trên thân giả. Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển xung quang nhưng sau đó bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ) các mạch có màu nâu đỏ và bốc mùi hôi.
- Ngoài ra trên cây chuối còn bị nhiễm một số bệnh khác như: Bệnh sương mai, bệnh đốm lá, bệnh thán thư…
Biện pháp phòng trừ:
Chọn đất có độ pH trung tính hoặc hơi kiềm.
Không dùng cây giống ở các vườn bị bệnh, nên gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.
Bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc cây giống vào dung dịch thuốc gốc đồng như: Boocđô, COC 85, Kocide, …
Tưới vào đất ở các vườn chuối giống bằng các loại thuốc như Bendazol 50 WP, Viben 50 BTN, Boocđô trước và sau mùa mưa.
Dùng hỗn hợp Sherpa + Ridomil phun trực tiếp vào buồng chuối để phòng trừ sâu bệnh hại và giữ cho quả đẹp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.