Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đây là một trong những mục tiêu mà Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030 đặt ra.
Vườn lan Sơn Hà là một trong những vườn lan có quy mô lớn ở huyện Bình Chánh. Vườn lan có diện tích lên 12.000m2, với 300.000 cây lan dendrobium các loại.
Chị Trần Thị Ngọc Thảo, chủ vườn lan Sơn Hà kể, để giảm bớt việc lệ thuộc nhập khẩu giống lan từ nước ngoài, chị tự nghiên cứu phát triển giống lan cấy mô ngay tại vườn. Tuy nhiên, nỗ lực này cũng chỉ mới từ đáp ứng được 20% nhu cầu.
Năm 2021, UBND TP.HCM đã thông qua Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2020–2030.
Chị Thảo đánh giá đây là nỗ lực rất lớn và cần thiết để khuyến khích và sớm tạo thành bước chuyển biến rõ nét cho nông nghiệp đô thị TP.HCM.
UBND TP.HCM cho biết, xác định vai trò quan trọng và ưu tiên của khoa học công nghệ, phát triển giống, việc xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030 trong thời gian tới là rất cần thiết.
Chương trình phát triển giống cây, con này nhằm thực hiện Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27/4/2019 của UBND TP.HCM về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025 theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; đồng thời thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI (nhiệm kỳ 2021-2025) khi Đảng bộ TP.HCM xác định phát triển nông nghiệp Thành phố theo hướng "phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị".
Theo UBND TP.HCM, ngoài áp dụng các cơ chế chính sách khuyến khích được quy định trong Luật Công nghệ cao, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản và Nghị định Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thành phố cũng cần quan tâm triển khai các chính sách khác nhằm thực hiện chương trình phát triển giống.
Trong đó, có chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố. Ưu tiên nghiên cứu bổ sung nội dung thu hút đầu tư hiệu quả cho phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là lĩnh vực đất đai, vốn và khoa học, công nghệ.
Một chính sách khác cần quan tâm là chính sách khuyến khích phát triển HTX, mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, trọng tâm là mối liên kết giữa nông dân, tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp cung ứng, tiêu thụ nông sản.
Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030 cũng đặt ra mục tiêu mà về tính hiệu quả mà chương trình sẽ đạt được.
Theo đó, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi và sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất và tiêu dùng, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị sản xuất đạt từ 900-1.000 triệu đồng/ha/năm vào năm 2030, cao gấp 2-2,5 lần so với giai đoạn 2010-2019. Dự kiến giá trị giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao sẽ cao hơn các giống, sản phẩm thông thường 6 - 8%.
Về mặt xã hội, Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao sẽ thúc đẩy nhanh phát triển sản xuất nông nghiệp của Thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, hiện đại, thông minh, hiệu quả, bền vững.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.