Chuyện chưa kể về những người "sau cánh gà" của eSport tại SEA Games 31

Ngọc Phạm Thứ hai, ngày 23/05/2022 14:55 PM (GMT+7)
Với những người trong ban tổ chức eSport, 10 ngày đã qua là 10 ngày làm việc ngày đêm.
Bình luận 0

Như vậy là SEA Games 31 do Việt Nam đăng cai, đã kết thúc tất cả các nội dung thi đấu. Với 205 huy chương vàng (HCV), 125 huy chương bạc (HCB) và 116 huy chương đồng (HCĐ), đoàn thể thao Việt Nam xếp hạng nhất chung cuộc. Trong đó, riêng thể thao điện tử (eSport) đã góp 4 huy chương vàng và 3 huy chương bạc.

Môn eSport

Nội dung Kết quả

FIFA Online 4 (PC)

Đồng đội HCB

Free Fire (Mobile)

Đồng đội Không có huy chương

Liên Quân Mobile

Đồng đội HCB

Liên Minh Huyền Thoại (PC)

Đồng đội HCV

Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến (Mobile)

Đồng đội nam

HCV

Đồng đội nữ

Không có huy chương

PUBG Mobile

Đồng đội

HCB

Cá nhân

HCV

CrossFire (PC)

Đồng đội HCV

Mobile Legends: Bang Bang (Mobile)

Đồng đội

Không có huy chương

Tại SEA Games 31, có 8 môn eSport với 10 nội dung thi đấu đã diễn ra từ ngày 13 - 22/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Tất cả các trận đấu eSport đều được livestream trên các nền tảng mạng xã hội YouTube và Facebook, thậm chí một số môn nổi bật như Liên Quân Mobile còn được VTV5 tường thuật trực tiếp.

Trong mỗi trận đấu, người hâm mộ eSport xem trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia hay qua màn ảnh nhỏ đều đã nhìn thấy những sân khấu được đầu tư hoành tráng, không khí vô cùng náo nhiệt và sôi động, thậm chí dàn MC (người dẫn chương trình) cũng rất chỉn chu với khả năng nói và phiên dịch đa ngôn ngữ. Không thua gì bóng đá hay các môn thể thao khác, những pha giao tranh "nảy lửa" đã được bộ phận kỹ thuật tua ngay lập tức cho khán giả xem lại.

img

Sân khấu 400m2 và màn hình LED 500mhoành tráng của đấu trường Liên Quân Mobile tại SEA Games 31.

img

Các bình luận viên am hiểu sâu về từng game, từng tướng.

img

Ngoài các MC có khả năng nói đa ngôn ngữ, những phiên dịch viên cũng được mời tới hỗ trợ các phần phỏng vấn.

Trao đổi với truyền thông, ông Lê Minh Trí - Giám đốc Tiếp thị và Thể thao điện tử của Garena Việt Nam (đơn vị có 4 game do họ phát hành được đưa vào thi đấu tại SEA Games 31) cho biết, có được thành công như vừa qua một phần là nhờ Tổng cục Thể dục thể thao (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp eSport tại Việt Nam tự triển khai các nội dung thi đấu eSport tại SEA Games 31.

Về phía Garena Việt Nam, đơn vị này đã có hơn 6 tháng chuẩn bị cho kỳ đại hội lớn nhất Đông Nam Á.

img

Ông Lê Minh Trí - Giám đốc Tiếp thị và Thể thao điện tử của Garena Việt Nam.

"Thực tế thì các sự kiện thể thao điện tử chuyên nghiệp ở Việt Nam đã được tổ chức rất nhiều lần, và chúng tôi đã từng làm rất nhiều giải đấu thể thao điện tử ở quy mô châu lục và thế giới. Do đó, chúng tôi đã áp dụng những kinh nghiệm và kiến thức của chúng tôi trong hơn 10 năm qua và đưa về SEA Games những tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất", ông Trí chia sẻ.

"Chúng tôi tin rằng, một phần nào đó chúng tôi đã đáp ứng được sự kỳ vọng của Tổng cục Thể dục thể thao khi tin cậy và trao quyền cho Garena Việt Nam có thể tự đứng ra tổ chức những nội dung này”, ông Trí nói thêm.

img

Đội ngũ vận hành của Garena làm việc ngày đêm để đảm bảo chương trình khi lên sóng không xảy ra sự cố.

img

Chỉ tính riêng 4 môn eSport Liên Quân Mobile, Liên Minh Huyền Thoại, FIFA Online và Free Fire đã phải huy động hơn 670 người hỗ trợ.

img

Các tay máy đã mang tới những khung hình đẹp cho người xem qua livestream.

img

Với những người trong ban tổ chức eSport, 10 ngày đã qua là 10 ngày làm việc ngày đêm.

Đồng thời, khi trả lời phỏng vấn nhanh của VTV tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, ông Lê Minh Trí cũng tiết lộ, Garena đã đầu tư chỉn chu cho toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu, đến thể thức thi đấu theo chuẩn quốc tế. Thậm chí, đội ngũ vận hành của Garena cho 4 nội dung thi đấu tại SEA Games lên tới hơn 670 người.

Garena cũng chuẩn bị rất kỹ trong khâu hậu cần với việc hỗ trợ đội ngũ phiên dịch viên riêng cho từng đội tuyển của các nội dung thi đấu ở tất cả các nước. Đặc biệt hơn cả, tất cả vận động viên đều được phục vụ ăn uống, đi lại với hệ thống phòng nghỉ giữa trận, phòng tập luyện hay phòng phỏng vấn riêng trong khu vực thi đấu kèm đội ngũ an ninh cao.

Khi được hỏi về trải nghiệm tại khu vực thi đấu nội dung Liên Minh Huyền Thoại, đội tuyển Malaysia chia sẻ: "Công tác tổ chức và hỗ trợ rất tốt. Tôi thật sự rất thích Việt Nam. Mọi người rất thân thiện, tốt bụng và chúng tôi đặc biệt yêu quý đội ngũ tổ chức trong cách họ chăm sóc và giúp đỡ chúng tôi. Họ rất tốt bụng và lịch sự".

Đại diện đến từ Philippines thậm chí đã cúi đầu cảm ơn khi được hỏi về trải nghiệm tại khu vực thi đấu eSport do Garena quản lý: “Công tác tổ chức và hỗ trợ cực kỳ tuyệt vời. Cảm ơn đội ngũ tổ chức, đặc biệt là những bạn đã hỗ trợ chúng tôi ở sau và trên sân khấu. Cảm ơn tất cả bạn rất nhiều vì đã hỗ trợ chúng tôi".

Khi được hỏi về trải nghiệm với nội dung Liên Quân Mobile, huấn luyện viên đội Malaysia chia sẻ: "Công tác tổ chức ở Việt Nam thực sự tuyệt vời. Đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội được tham dự một sự kiện lớn và thấy sự chuẩn bị rất chuyên nghiệp: Từ việc bố trí máy móc, di chuyển, tập luyện cho đội tuyển đều rất đầy đủ. Tôi rất hào hứng, hài lòng và thực sự tận hưởng kỳ SEA Games lần này".

Thay mặt cộng đồng eSport tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban tổ chức các nội dung eSport tại SEA Games 31. Cảm ơn vì đã mang tới làn gió mới cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần này, với những trận đấu mãn nhãn trong không gian hoành tráng, sôi động và những khung hình đẹp trên sóng livestream.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem