Chuyên gia 'bắt mạch' phản ứng của Trung Quốc trước những khiêu khích của Trump
Chuyên gia 'bắt mạch' phản ứng của Trung Quốc trước những khiêu khích của Trump
Sputnik
Thứ tư, ngày 20/05/2020 10:04 AM (GMT+7)
Trong những ngày gần đây, ở Mỹ đã cất lên những lời kêu gọi "trừng phạt" Trung Quốc về hành vi được cho là không đúng đắn trong cuộc chiến chống Covid-19. Các đồng minh của Mỹ cũng bị lôi kéo vào chiến dịch chống Trung Quốc.
Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn cho rằng bằng cách này Donald Trump giải quyết các nhiệm vụ tranh cử của mình, cố gắng kìm hãm bước đột phá mới ở Trung Quốc trong quá trình phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.
"Chiến dịch chống Trung Quốc chưa từng có ở Mỹ"
Chiến dịch chống Trung Quốc ở Mỹ tiến gần đến đỉnh điểm. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marsha Blackburn đã viết một bức thư cho các đồng nghiệp kêu gọi không gặp gỡ các doanh nghiệp và cẩn thận khi làm việc với các quan chức Trung Quốc. Bà kêu gọi hãy tránh tiếp xúc với họ trong hội trường Quốc hội.
Tuần trước, các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đề xuất một dự luật cho phép Tổng thống Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, nếu họ không đưa ra một "tổng kết toàn diện" về vai trò của Trung Quốc trong dịch virus corona. Các nhà lập pháp yêu cầu điều tra tất cả các tình huống trong vòng 60 ngày, cũng như xác nhận việc đóng cửa các khu chợ búa được gọi là "ẩm ướt" ở Trung Quốc và thả các nhà hoạt động bị bắt vì bạo loạn ở Hồng Kông. Mặt khác, họ đề xuất đóng băng tài sản Trung Quốc tại Mỹ, đưa ra lệnh cấm du lịch, thắt chặt việc cấp thị thực và hạn chế doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận nguồn tài chính ngân hàng ở Mỹ và thị trường vốn.
Mỹ tiếp tục cuộc chiến tranh «thị thực trực tuyến» với Trung Quốc trong tuần này bằng cách giới hạn thị thực cho các nhà báo Trung Quốc làm việc tại Mỹ trong 90 ngày. Tân Hoa Xã gọi quyết định này là một hành động phân biệt đối xử và áp lực chưa từng có lên các nhà báo Trung Quốc. Điều này phơi bày hoàn toàn sự giả tạo về tuyên bố của Mỹ về "quyền tự do báo chí", người phát ngôn của hãng tin nói.
Một nỗ lực gây sức ép chưa từng thấy và áp lực đối với Trung Quốc là tuyên bố của Donald Trump, cho rằng Mỹ hoàn toàn có thể chấm dứt mối quan hệ với Trung Quốc do tình hình đại dịch. Trong cuộc phỏng vấn với Fox Business, Trump lưu ý ông có mối quan hệ tốt với nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng giờ ông không muốn gọi điện cho ông Tập.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi các lực lượng bị cáo buộc liên quan đến Trung Quốc, hãy ngừng việc đánh cắp dữ liệu nghiên cứu coronavirus. Trước đó, FBI và Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã buộc tội Bắc Kinh về điều này. Mike Pompeo gọi hành vi của Trung Quốc trong không gian mạng là "sự tiếp nối các hành động thiếu xây dựng khi chống lại virus corona".
Những lời chỉ trích Trung Quốc về đại dịch chỉ được Trump sử dụng cho mục đích chính trị và không thể thực hiện được sự đe dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, chuyên gia Zhou Rong từ Đại học Nhân dân Trung Quốc nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:
"Trump sử dụng các cáo buộc chống lại Trung Quốc chủ yếu cho mục đích chính trị của riêng mình. Vì lợi ích của chiến thắng bầu cử, ông có thể bêu xấu Trung Quốc, đưa ra những lời buộc tội không đúng với Tổ chức Y tế Thế giới và xung đột với Nga. Tôi sợ rằng điều này sẽ tiếp tục trong tương lai. Đối với ý định đã nêu của Trump muốn phá vỡ quan hệ với Trung Quốc, một quyết định như vậy không thể được đưa ra chỉ bởi một người. Với thị trường khổng lồ 1,4 tỷ người của Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ không đồng ý. Hơn nữa, trong trường hợp tách ra khỏi Trung Quốc, Hoa Kỳ không thể tìm thấy một thị trường thay thế tương đương, và theo đó là các vấn đề về việc làm, xuất nhập khẩu. Trung Quốc sẽ đứng vững và sẽ không chịu khuất phục trước sự khiêu khích của các chính trị gia Mỹ".
Mặt trận đối đầu mới
Mặt trận mới của cuộc đối đầu Mỹ - Trung trên cơ sở đại dịch diễn ra vào thời điểm tham vọng và sự tự tin của Trung Quốc gia tăng trong bối cảnh thành công chống lại dịch bệnh. Đồng thời, đại dịch cho thấy Mỹ đang mất cơ hội giữ vị trí lãnh đạo thế giới, như chính họ tuyên bố. Mỹ phải suy nghĩ lại về vị trí của mình trên thế giới sau khi lây lan đại dịch. Họ sẽ thua Trung Quốc khi bắt đầu phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng, chuyên gia Mikhail Belyaev từ RISI nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik:
"Bây giờ họ đang lên kế hoạch thoát khỏi cuộc khủng hoảng đại dịch. Hơn nữa, các quốc gia vượt qua khủng hoảng với tốc độ khác nhau. Trung Quốc đã bắt đầu con đường phục hồi kinh tế, sau khi thực hiện chống dịch thành công và dường như người Mỹ đang ngày càng bị mắc kẹt trong tình trạng này. Họ nỗ lực thoát ra, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực thao túng tài chính. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, người Mỹ đã tụt lại phía sau Trung Quốc về mặt phát triển và bắt đầu thua cuộc trong nhiều lĩnh vực. Bây giờ các nước bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng. Trung Quốc chiến thắng khi xuất phát, và khoảng cách khi bắt đầu luôn có ý nghĩa rất lớn cho cuộc thi tiếp theo. Người Mỹ hiểu họ đang thua, do đó không có cơ hội thúc đẩy nền kinh tế, họ đang cố gắng ít nhất là kiềm chế Trung Quốc về chính trị. Như thường lệ, nói chung họ không coi thường việc sử dụng bằng bất kỳ phương tiện và phương pháp nào".
Một trong những thủ thuật - sử dụng WHO để tấn công Trung Quốc. Lúc đầu với lý do được cho là sự hợp tác không đủ giữa WHO và Trung Quốc trong vấn đề virus corona, mặc dù thực tế Bắc Kinh đã tương tác chặt chẽ và mang tính xây dựng với cộng đồng thế giới trong cuộc chiến chống dịch. Sau đó - bằng việc sử dụng "lá bài Đài Loan" tại WHO, trước khi diễn ra Đại Hội đồng Y tế Thế giới dự kiến vào ngày 18 đến 19 tháng 5. Yang Mian, chuyên gia Viện Truyền thông đại chúng Trung Quốc, tin rằng Mỹ đang cố gắng sử dụng sự kiện sắp tới để trỏ mũi tên sang Trung Quốc, và chuyển sự chú ý khỏi tình hình dịch tễ học khó khăn ở nước này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.