Chuyên gia cảnh báo việc phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine có thể khiến xung đột bế tắc

Lê Phương (Sputniknews) Thứ ba, ngày 31/05/2022 12:10 PM (GMT+7)
Nhà nghiên cứu Julie Wilhelmsen tại Viện Các vấn đề Quốc tế Na Uy (NUPI) đã cảnh báo rằng việc đóng góp vũ khí hạng nặng cho Ukraine có thể làm trầm trọng thêm cuộc xung đột.
Bình luận 0
Chuyên gia cảnh báo việc phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine có thể khiến xung đột bế tắc - Ảnh 1.

Việc các quốc gia phương Tây liên tục gửi vũ khí hạng nặng cho Ukraine làm dấy lên nhiều lo ngại. Ảnh: Flickr

Tuần trước, Mỹ tuyên bố Na Uy nằm trong số các quốc gia gửi vũ khí hạng nặng tới Ukraine và cảm ơn sự đóng góp của nước này.

Các nhà chức trách Na Uy, vì lý do an ninh, không xác nhận cũng không phủ nhận thông tin. Mặc dù vậy, nhiều tờ báo, bao gồm cả tờ Klassekampen, xác định vũ khí được đề cập tới là pháo tự hành lớp M109, đây là loại vũ khí hạng nặng nhất của Na Uy cho đến nay, với tầm bắn 30 km. 

Đại tá Kristian Lien, trưởng phòng pháo binh và phòng không tại Trung tâm tác chiến trên bộ của quân đội nước này, nhận định loại pháo này là "loại pháo hạng nặng nhất mà Na Uy có".

Wilhelmsen gọi việc giao vũ khí là "hợp lý", nhưng đồng thời cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột.

Wilhelmsen chỉ ra rằng bản chất cuộc xung đột dường như đã thay đổi. Những nhà chức trách Mỹ tuyên bố mục tiêu của họ là làm suy yếu Nga và một số nhà lãnh đạo, bao gồm cả Tổng thống Joe Biden, cho rằng cần có một sự thay đổi quyền lực trong Điện Kremlin. Vì vậy, bà Wilhelmsen khẳng định không thể loại trừ khả năng đó là lý do Washington liên tục cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev.

Bà nhấn mạnh rằng tại thời điểm hiện tại "dường như không ai quan tâm đến các cuộc đàm phán", thậm chí Điện Kremlin "có thể tăng cường triển khai chiến dịch" nếu họ tin rằng Ukraine có cơ hội chiếm lại Crimea bằng vũ lực, với lượng lớn vũ khí cung cấp từ phương Tây.

Những chiếc 109M của Na Uy đã được nước này cất giữ từ năm 2020 sau khi chuyển sang thiết bị hiện đại hơn. Trước đó, quốc gia Bắc Âu xác nhận đã chuyển 2.000 vũ khí chống tăng M72 và 100 tên lửa phòng không cho Ukraine, đồng thời cam kết hỗ trợ 400 triệu NOK (43,7 triệu USD) cho kế hoạch do Anh đứng đầu nhằm mua vũ khí cho Ukraine.

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch đặc biệt, các quốc gia phương Tây liên tục viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine. Mỹ cam kết hỗ trợ hàng tỷ USD cho Kiev chỉ trong vài tháng, trong khi các đồng minh của họ ở châu Âu đã đóng góp thêm hàng trăm triệu USD. Có thể nói, nhiều quốc gia, bao gồm cả các quốc gia Scandinavia, đã từ bỏ nguyên tắc lâu đời của họ là không gửi vũ khí đến các quốc gia đang có xung đột.

Moscow nhiều lần cảnh báo phương Tây rằng Điện Kremlin sẽ đáp trả những động thái này, làm dấy lên lo ngại về một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem