Chuyên gia hàng đầu Mỹ chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, kém thông minh hơn các bạn

Tào Nga Chủ nhật, ngày 16/05/2021 15:22 PM (GMT+7)
Suốt 30 năm trao đổi và gặp gỡ với các cha mẹ, những chuyên gia phát triển ngôn ngữ trẻ em hàng đầu của Mỹ đã chỉ ra lý do khiến trẻ kém thông minh, chậm nói.
Bình luận 0

Trẻ kém thông minh, chậm nói do bố mẹ thiếu tương tác

Tất cả các bậc cha mẹ trên đời này đều háo hức ngóng trông, vui mừng phấn khởi trước những tiến bộ về mặt ngôn ngữ của con, dù chỉ là nhỏ nhất. Đây là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp sau này của trẻ.

Ngay từ khi mới chào đời, trẻ bắt đầu biết lắng nghe, bắt chước theo những âm thanh xung quanh và đến một thời điểm thích hợp trẻ tạo ra những tiếng nói đầu đời. Được nghe con gọi tiếng "ba", "mẹ" cũng là lúc những trông ngóng bấy lâu của người làm cha làm mẹ vỡ òa cảm xúc.

Đối với nhiều trẻ, việc học được ngôn ngữ rất thuận lợi, dễ dàng như là từng bước đạt được trong một sớm một chiều. Nhưng cũng có không ít trẻ gặp khó khăn trong việc biểu đạt nhu cầu và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Nhiều bậc phụ huynh tự hỏi liệu mình có thể làm gì để giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của bản thân.

Chuyên gia hàng đầu Mỹ chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, kém thông minh hơn các bạn - Ảnh 1.

Việc cha mẹ thờ ơ, thiếu tương tác với con chính là nguyên nhân khiến con chậm nói và kém phát triển. (Ảnh minh họa)

"Dạy con học nói sớm" – cuốn sách hướng dẫn cho phụ huynh đầu tiên do các chuyên gia ngôn ngữ - lời nói giàu kinh nghiệm lâm sàng của Mỹ chắp bút. Trong cuốn sách này, các chuyên gia phát triển ngôn ngữ hàng đầu trẻ em tại Mỹ nhấn mạnh: Việc cha mẹ thờ ơ, thiếu tương tác với con chính là nguyên nhân khiến con chậm nói và kém phát triển.

Tương tác với con chính là "liều thuốc" tốt nhất

Có một câu hỏi đặt ra là tại sao ngày nay khi xã hội càng hiện đại hóa, công nghệ hóa thì tình trạng trẻ chậm nói lại càng phổ biến hơn. Và không phải cha mẹ nào cũng để ý nhận biết sớm những dấu hiệu này. Thực tế, cũng không ít trường hợp ba mẹ chủ quan vì tưởng rằng: "Con ít nói vì mọi người thường bảo quý nhân thường kiệm lời, con vẫn nghe và hiểu được ý của tôi", " Tôi tưởng con nói ngọng là do thắng lưỡi quá ngắn", "Tôi tưởng xem các chương trình tivi, ipad và điện thoại sẽ giúp được con…".

Đây là một trong số ít những chia sẻ của các bậc cha mẹ khi tìm đến Trung Tâm Bethel Hearing và Speaking Training (gọi tắt là Bethel) - một tổ chức đào tạo khoa học và lâm sàng của các nhóm chuyên gia quốc tế chuyên nghiệp khi con gặp vấn đề về ngôn ngữ và trí tuệ.

Suốt 30 năm trao đổi và gặp gỡ với các cha mẹ, những chuyên gia phát triển ngôn ngữ trẻ em  cho rằng, cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hơn ai hết họ là người gần gũi, thân cận nhất, cảm nhận được những bất thường của con mình đầu tiên. Việc cha mẹ thờ ơ, thiếu tương tác với con chính là nguyên nhân khiến con chậm nói và kém phát triển.

Chuyên gia hàng đầu Mỹ chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, kém thông minh hơn các bạn - Ảnh 2.

Suốt 30 năm trao đổi và gặp gỡ với các cha mẹ, những chuyên gia phát triển ngôn ngữ trẻ em cho rằng, cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Các chuyên gia cho rằng: Cha mẹ có nhiều cách khác nhau để trao đổi, giao tiếp với con, nhưng chỉ có cha mẹ chịu khó tương tác mới có thể giúp con phát triển ngôn ngữ và kỹ năng trao đổi một cách hữu hiệu nhất.

Kiểu cha mẹ tương tác chính là những người bạn chơi cùng con tốt nhất. Quá trình tương tác giữa hai bên chính là mẹ nói con nghe, mẹ nói con làm, hoặc con "nói" mẹ nghe, con "nói" mẹ làm. Cha mẹ kiểu này biết dùng cách chơi của con để biến mình thành bạn chơi của con, sau đó kèm thêm những ngôn ngữ phù hợp với sở thích của trẻ trong quá trình giao lưu. Họ luôn chơi đùa vui vẻ với con, chứ không phải đang "dạy dỗ", nhưng trẻ lại học được nhiều ngôn ngữ và tri thức từ đó.

Hiểu đúng để không đi đường vòng

Ngôn ngữ không phải do "ép" mà ra, mà do cha mẹ nhẫn nại hướng dẫn con mình dựa trên nguyên tắc hình thành ngôn ngữ của trẻ. Thực ra con trẻ học nói giống như phá vỡ một ngọn núi băng, cần có quá trình "âm thầm" tích lũy rất nhiều kĩ năng trao đổi và kĩ năng mang tính chuẩn bị trước khi cất tiếng nói.

Nếu cha mẹ muốn giúp con phát triển ngôn ngữ, vậy thì trước tiên phải hiểu được các thời điểm và giai đoạn phát triển ngôn ngữ và ngữ âm của trẻ, sau đó giống như xây dựng khung thang để giúp con từng bước, từng bước trèo lên pháo đài ngôn ngữ này.

Cùng với việc giúp cho cha mẹ nhận thức đúng đắn về quá trình phát triển ngôn ngữ, tư duy của trẻ, cuốn sách này cũng đưa ra rất nhiều các hoạt động để giúp bố mẹ "gỡ bí" khi phải nghĩ chơi cùng con như thế nào, giao tiếp với con ra sao... Tương ứng với mỗi một độ tuổi, sẽ có những hướng dẫn hoạt động thích hợp dành cho các bậc phụ huynh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem