Chuyên gia nhận định "bất ngờ" về cổ phiếu FPT và mảng CNTT của "ông lớn" này tại nước ngoài

An Vũ Thứ sáu, ngày 11/11/2022 16:25 PM (GMT+7)
Về mảng dịch vụ CNTT nước ngoài của FPT, SSI Resarch dự báo LNTT tăng trưởng hai con số trong năm 2023 (tăng 21% so với cùng kỳ), mặc dù thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng năm 2022 (tăng 24% so với cùng kỳ).
Bình luận 0

Lượng tiền mặt của FPT dồi dào

Tại báo cáo mới đây của chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI (SSI Resarch) cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Công ty CP FPT (HoSE: FPT) đã tăng trưởng hai con số và đạt 73% theo dự báo của SSI Resarch. Trong quý 3/2022, SSI Resarch ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế (LNTT) cao từ mảng công nghệ.

Mảng dịch vụ CNTT nước ngoài trong quý 3/2022 duy trì tăng trưởng LNTT ở mức hai con số là 26,4% so với cùng kỳ (so với mức tăng 22,8% so với cùng kỳ trong quý 2/2022). Tăng trưởng doanh thu của FPT từ thị trường Nhật Bản trong quý 3/2022 vượt kế hoạch của ban lãnh đạo là 19% so với cùng kỳ, mặc dù JPY giảm giá. Lưu ý rằng trong quý 3/2022, tỷ giá JPY/VND giảm 18% so với cùng kỳ. 

Nếu loại sự ảnh hưởng của đồng Yên Nhật, tăng trưởng doanh thu của thị trường Nhật Bản là khoảng 40% so với cùng kỳ trong quý 3/2022. Hơn nữa, SSI Resarch tin rằng tăng trưởng doanh thu quý 3/2022 từ các thị trường khác cũng tích cực, bao gồm thị trường Mỹ (tăng 33% so với cùng kỳ), thị trường EU (tăng 22% so với cùng kỳ) và thị trường APAC (tăng 58% so với cùng kỳ). 

Chuyên gia nhận định "bất ngờ" về cổ phiếu FPT và mảng CNTT của "ông lớn" này tại nước ngoài  - Ảnh 1.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, cơ cấu doanh thu theo thị trường như sau: 39% từ Nhật Bản; 33% từ Mỹ; 8% từ EU; và 20% từ APAC.

FPT có tỷ trọng doanh thu từ thị trường EU thấp nhất so với các công ty cùng ngành, và SSI Resarch cho rằng mảng CNTT nước ngoài của FPT có thể bị ảnh hưởng ít hơn so với các đối thủ trong trường hợp căng thẳng giữa Nga và Ukraine kéo dài hơn. Xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine có thể tác động trực tiếp đến rủi ro lạm phát và suy thoái của EU, đồng thời tạo ra những thách thức đối với mức chi tiêu cho CNTT của châu Âu. SSI Resarch lưu ý rằng doanh thu của FPT từ thị trường EU chỉ chiếm 8% doanh thu của mảng CNTT nước ngoài và ở mức không đáng kể là 3% trong tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2022.

Biên LNTT của mảng dịch vụ viễn thông cải thiện 70bps so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2022 lên 18,8%. Kết quả tích cực này cao hơn một chút so với dự báo của SSI Resarch là tăng 10 bps so với cùng kỳ trong năm 2022.

Chuyên gia nhận định "bất ngờ" về cổ phiếu FPT và mảng CNTT của "ông lớn" này tại nước ngoài  - Ảnh 2.

Nợ nước ngoài đã được phòng ngừa rủi ro đầy đủ và SSI Resarch không nhận thấy rủi ro từ biến động tỷ giá đối với FPT. Mặc dù USD tăng giá, FPT vẫn ghi nhận lãi ròng từ chênh lệch tỷ giá hối đoái là 29 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022, với 41 tỷ đồng trong quý 3/2022. Nhìn chung, trong quý 2/2022, khoản dư nợ bằng USD là 381 triệu USD (tương ứng với 40% tổng dư nợ của FPT) đã được phòng ngừa rủi ro hoàn toàn bằng các hợp đồng tương lai. FPT cũng ghi nhận doanh thu bằng USD với khoảng 158 triệu USD (tương đương 41% dư nợ bằng USD).

Lượng tiền mặt dồi dào và tỷ lệ thanh toán lãi vay cao đã bảo vệ FPT khỏi rủi ro từ việc lãi suất cho vay tăng lên. Tính đến tháng 9/2022, số dư tiền mặt ròng của FPT là 5,8 nghìn tỷ đồng so với 3,7 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2022, do công ty có tỷ lệ thanh toán lãi vay cao là 12,8 lần.

Mảng dịch vụ CNTT của FPT tại Nhật Bản có thể đạt 15% trong năm 2023

Trong kịch bản cơ sở giai đoạn 2022- 2023, SSI Resarch ước tính LNTT sẽ tăng ở mức hai chữ số. Nhưng so với ước tính tháng 4 năm 2022, SSI Resarch điều chỉnh giảm khoảng 5% dự báo LNTT năm 2023 sau khi tính đến rủi ro suy thoái toàn cầu có thể ảnh hưởng đến chi tiêu CNTT toàn cầu.

Về mảng dịch vụ CNTT nước ngoài, SSI Resarch dự báo LNTT tăng trưởng hai con số trong năm 2023 (tăng 21% so với cùng kỳ), mặc dù thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng năm 2022 (tăng 24% so với cùng kỳ). Gartner, vào ngày19/10/2022, cũng điều chỉnh giảm khoảng 2% đối với dự báo mức chi tiêu cho CNTT toàn cầu, tuy nhiên vẫn dự báo mức tăng trưởng khả quan cho năm 2023. Với lợi thế chi phí thấp của FPT, SSI Resarch tin rằng FPT có thể giành thêm được hợp đồng.

Tăng trưởng doanh thu từ thị trường Nhật Bản dự kiến đạt mức 15% trong năm 2023, so với 15,4% trong năm 2022. Các nhà đầu tư cần lưu ý rằng tăng trưởng hữu cơ từ Nhật Bản trong năm 2022 là khoảng 35%; nhưng do ảnh hưởng bởi việc đồng JPY giảm giá trung bình 14,5%, nên tăng trưởng dừng lại ở mức 15,4% trong năm 2022. SSI Resarch dự báo tăng trưởng trong năm 2023 là 15%.

Thị trường Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng cao hơn thị trường EU do căng thẳng kéo dài giữa Nga và Ukraine. Như đã đề cập ở trên, FPT có tỷ trọng doanh thu tại thị trường EU (chiếm 7% doanh thu mảng dịch vụ CNTT nước ngoài và chỉ 3% tổng doanh thu năm 2023 của FPT) thấp nhất so với các công ty cùng ngành. Tăng trưởng doanh thu của thị trường Hoa Kỳ và Châu Á Thái Bình Dương ước tính lần lượt vào khoảng 27% và 33% trong năm 2023, so với mức tăng trưởng 10% của thị trường EU.

Mảng dịch vụ CNTT tăng trưởng ổn định nhưng lãi suất vay tăng khiến LNTT sẽ giảm

Tuy nhiên, trước rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu và biến động tỷ giá, SSI Resarch dự báo tỷ suất LNTT từ mảng dịch vụ CNTT nước ngoài của FPT sẽ giảm trong năm 2023.

Theo quan điểm của SSI Resarch, mảng dịch vụ CNTT trong nước ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu không đổi, nhưng biên LNTT sẽ thấp hơn do tác động của lãi suất cho vay tăng. Lãi suất cho vay tăng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp và ngân sách dành cho CNTT có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Chuyên gia nhận định "bất ngờ" về cổ phiếu FPT và mảng CNTT của "ông lớn" này tại nước ngoài  - Ảnh 3.

SSI Resarch dự báo LNTT của mảng dịch vụ viễn thông sẽ tăng trưởng ở mức trên 10%, điều này được thúc đẩy bởi: (1) Tốc độ tăng trưởng ổn định của dịch vụ internet băng thông rộng và truyền hình internet (IPTV). Trong 9 tháng đầu năm 2022, số lượng thuê bao Internet băng thông rộng và truyền hình internet lần lượt tăng 14% và 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn 2020-2021, tốc độ tăng trưởng thuê bao băng thông rộng (11-13%) và IPTV (16-19%) vẫn duy trì ở mức ổn định. 

SSI Resarch ước tính tăng trưởng thuê bao internet băng thông rộng và IPTV cho năm 2023E lần lượt là 13,5% và 18,0%; và Luật an ninh mạng được thông qua gần đây có thể là một yếu tố khác góp phần thúc đẩy nhu cầu đối với các trung tâm dữ liệu của Việt Nam. Theo Nghị định 53/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2022), các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (thuộc các lĩnh vực như Dịch vụ viễn thông; lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán; dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; mạng xã hội và truyền thông xã hội; trò chơi điện tử trên mạng,...) phải tiến hành lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.

Trước đây, một số doanh nghiệp nước ngoài lưu trữ dữ liệu của họ ở Singapore và Hongkong. Khi Nghị định 53/2022 có hiệu lực, SSI Resarch cho rằng nhu cầu trung tâm dữ liệu có thể tăng lên và các đơn vị cung cấp dịch vụ này như FPT sẽ được hưởng lợi.

Trong trường hợp xảy ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng vào năm 2023, theo kịch bản kém khả quan nhất của SSI Resarch, SSI Resarch dự báo LNTT năm 2023 đạt mức 13% so với cùng kỳ, dựa trên các yếu tố sau:

Trong kịch bản kém khả quan, SSI Resarch dự báo LNTT năm 2023 của mảng dịch vụ CNTT nước ngoài tăng trưởng ở mức 12% so với cùng kỳ, ngang bằng với năm 2020. Suy thoái toàn cầu và căng thẳng leo thang giữa Nga, Ukraine và phần còn lại của thế giới là những yếu tố tác động tiêu cực. Tuy nhiên, lợi thế chi phí thấp có thể giúp công ty đạt được mức tăng trưởng hơn 10%.

Do lãi suất cho vay tăng và chi tiêu cho dịch vụ CNTT trong nước giảm đi, SSI Resarch thận trọng hơn trong ước tính đối với tăng trưởng LNTT và tỷ suất LNTT năm 2023 so với kịch bản cơ sở.

Tăng trưởng LNTT năm 2023 của mảng dịch vụ viễn thông trong kịch bản kém khả quan nhất của SSI Resarch ở mức 12% so với cùng kỳ, giảm nhẹ so với mức 15% trong kịch bản cơ sở do tỷ suất LNTT thấp hơn. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế nghiêm trọng, Chính phủ có thể đưa ra yêu cầu giảm phí internet băng thông rộng.

Tỷ suất LNTT của mảng dịch vụ viễn thông trong kịch bản kém khả quan nhất của SSI Resarch có thể giảm 10 bps so với cùng kỳ trong năm 2023.

Mảng quảng cáo trực tuyến có thể suy giảm đáng kể trong trường hợp suy thoái kinh tế tồi tệ hơn dự kiến, như đã thấy trong giai đoạn 2020-2021.

FPT hiện đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 và 2023 hấp dẫn, lần lượt là 15 lần và 12.7 lần, dựa trên mức tăng trưởng EPS lần lượt là 22% và 18% theo kịch bản cơ sở của chúng tôi. Trong khi đó, các công ty cùng ngành có mức tăng trưởng EPS trung bình lần lượt là 6% và 15% trong năm 2022 và 2023, đang giao dịch ở mức P/E trung bình năm 2022 và 2023 lần là 17 lần và 15 lần.

Mặc dù cần phải quan sát thêm về mức chi tiêu cho CNTT đang giảm đi, nhưng do FPT có lợi thế chi phí thấp, tỷ trọng doanh thu từ thị trường EU thấp nhất so với các công ty cùng ngành, tỷ lệ thanh toán lãi vay cao, và lượng tiền mặt ròng dồi dào, chúng tôi vẫn đánh giá tích cực về cổ phiếu FPT. SSI khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cố phiếu FPT với giá mục tiêu 12 tháng dựa trên phương pháp SOTP là 95.400 đồng, tương ứng với 31% tiềm năng tăng giá. Rủi ro chính đối với khuyến nghị của SSI là suy thoái kinh tế nghiêm trọng có thể tác động .


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem