Chuyện loạn luân đầy ám ảnh trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Y Ban

Thanh Tùng Thứ tư, ngày 15/09/2021 06:00 AM (GMT+7)
Hai truyện ngắn "Không có vua" của tác giả Nguyễn Huy Thiệp và "Sự nhầm lẫn bò cái" của nhà văn Y Ban là hai ví dụ tiêu biểu được bàn luận tại buổi tọa đàm "Khi nhà văn bàn về giới".
Bình luận 0
Chuyện loạn luân đầy ám ảnh trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Y Ban  - Ảnh 1.

Nhà văn Y Ban đã có những góc nhìn riêng của mình về câu chuyện bình đẳng giới trong văn học. (Ảnh: Ơ Kìa Trust)

"Khi nhà văn bàn về giới" là hoạt động nằm trong chuỗi dự án sử dụng nghệ thuật nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới do Ơ Kìa Hà Nội cùng kết hợp tổ chức. Trong cuộc cuộc thảo luận đặc biệt giữa các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình xoay quanh chủ đề "giới" và "nữ quyền", nhà Văn Y Ban đã có những góc nhìn riêng của mình về câu chuyện bình đẳng giới trong văn học.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều đạo diễn, nhà văn, nhà dịch giả có tên tuổi như: Nhà văn Đỗ Bích Thuý, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Tố Mai, dịch giả - nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng...

Chuyện loạn luân đầy ám ảnh trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Y Ban  - Ảnh 2.

Kịch bản "Không có vua" do chính nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết. (Ảnh: Ơ Kìa Trust)

Qua chia sẻ của nhiều nhà văn, dịch giả... nhà văn Y Ban cho rằng, đây là một cuộc nói chyện thú vị nhất mình từng tham gia. Với chủ đề bàn về những câu chuyện loạn luân hay sự áp bức với số phận của những câu chuyện trong văn chương, nhà văn Y Ban đã có những hồi tưởng về cái kết của truyện ngắn "Không có vua" do cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sáng tác.

Trong câu chuyện, nàng Sinh (nhân vật chính của truyện) phải chịu nỗi tủi nhục lớn khi bị chính những người thân trong gia đình nhà chồng quấy rối. Hai truyện ngắn "Không có vua" của tác giả Nguyễn Huy Thiệp và "Sự nhầm lẫn bò cái" của nhà văn Y Ban cũng chính là hai ví dụ tiêu biểu mà nhà phê bình văn học Hoàng Tố Mai đặt ra tại buổi tọa đàm. Qua đó, nhà phê bình nêu quan điểm về "Những hình dung về nữ trong văn học của nhà văn nam giới và nữ giới".

Chuyện loạn luân đầy ám ảnh trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Y Ban  - Ảnh 3.

Nhiều nhà văn, dịch giả nổi tiếng có mặt tại buổi tọa đàm. (Ảnh chụp màn hình)

Với một nhà văn nữ đầy cá tính và mạnh mẽ, nhà văn Y Ban cũng cho rằng, cái kết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đưa ra là hoàn hảo. Y Ban đã có những tác phẩm mang đầy dấu ấn về giới. Cụ thể, trong truyện ngắn "Sự nhầm lẫn bò cái", cũng nói về sự loạn luân, Y Ban đã để cho nhân vật nam chết một cách rất khủng khiếp.

Nữ nhà văn cho rằng: "Từ bé chúng ta được gia đình, xã hội giáo dục theo một khuôn mẫu cố định nên chúng ta sẽ giận dữ hơn khi gặp những tình huống như trên. Cách nhìn của nam và nữ về giới tính rất khác nhau. Người nam có xu hướng bảo vệ họ trong những vấn đề của họ, người nữ cũng có xu hướng bảo vệ cộng đồng của mình. Mỗi giới sẽ có một cách nhìn khác nhau về giới của mình.

Nhà văn nam và nhà văn nữ cũng không ngoại lệ. Thường thì nhà văn có ẩn ức gì sẽ viết ra điều đó. Cái tôi của mỗi người khác nhau nhưng đi đến tận cùng cái tôi sẽ gặp được nhân loại. Nhà văn Y Ban khẳng định: "Nhân vật đàn bà trong tác phẩm của tôi không giờ bị gục ngã và luôn vượt qua được mọi bi kịch".

Chuyện loạn luân đầy ám ảnh trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Y Ban  - Ảnh 4.

Nhà văn Y Ban. (Ảnh FBNV)

Nhà văn sinh năm 1961 cho rằng, khi viết, các tác giả thường không chủ ý nhấn mạnh đến giới. Sắc thái nữ quyền trong tác phẩm của nhà văn Y Ban thường đến theo một cách tự nhiên. Các phong trào nữ quyền có thể tác động phần nào tư duy, cách nghĩ của các nhà văn. Nhưng có lẽ từ trong sâu thẳm của người viết thì khuôn mẫu giới đã được hình thành và tác động đến những gì họ viết.

Có những nhà văn sống rồi mới viết, họ sẽ có những gắn kết thực tế khiến người đọc thấy được sự logic, gần gũi. Vậy nên, bên cạnh câu chuyện khuôn mẫu giới thì để chinh phục được người đọc có lẽ nhà văn phải nghiên cứu, tìm tòi, và trải nghiệm.

Buổi tọa đàm đã kết nối những câu chuyện thú vị của các nhà văn, dịch giả nổi tiếng với những người yêu văn chương và có mối quan tâm với nghiên cứu và phê bình văn học. Các nhà văn đều thống nhất với quan điểm về góc nhìn và tâm lí khác nhau của nhà văn nam và nữ khi bàn về giới.

Khi nhà văn nam muốn khắc hoạ nhân vật nữ sẽ phải khắc hoạ mình vào nhân vật đó, họ phải nỗ lực tưởng tượng sao cho người đọc không nhận ra được bản dạng giới. Ngược lại, nhà văn nữ khi viết về nam cũng vậy. Từ đó, chúng ta thấy được quá trình hóa thân của mỗi nhà văn để nhập vai vào nhân vật và đặt cái tâm vào đứa con tinh thần của mình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem