Cái nghèo đeo bám
Sinh ra và lớn lên trong gia đông anh em, khi lập gia đình và ra ở riêng, bố mẹ chỉ chia cho vợ chồng anh Cà Văn Tranh được ít đất. Việc trồng ngô, lúa, sắn trên mảnh đất ấy không đủ lương thực để nuôi sống gia đình, phục vụ chi tiêu hàng ngày. Bản thân anh Tranh tuy sức dài vai rộng, nhưng ít chữ nên chỉ quen với công việc nương rẫy. Vì thế là cái nghèo cứ bám riết lấy gia đình anh.
Chuối được Tranh đi mua, chở về tập kết một chỗ để bán cho tư thương. Ảnh: Q.Đ
Từ khi có anh Tranh thu mua chuối, bà con chúng tôi rất yên tâm. Dân bản chúng tôi nhiều hộ đang dự định mở rộng diện tích trồng chuối thay cho cây ngô, sắn, bởi cây chuối rất thích hợp với khí hậu và đất đai ở đây và thu nhập cũng cao hơn các cây lương thực ngắn ngày khác…”.
Anh Lò Văn Khay,
bản Nà Lo, xã Chiềng Khoang
(Quỳnh Nhai)
|
Khi tỉnh Sơn La có dự án trồng cây cao su, đất gia đình anh Tranh nằm trong vùng quy hoạch để trồng loài cây công nghiệp này nên nguồn thu trước mắt bị giảm sút.
Anh Tranh cũng tính đến chuyện chuyển sang nuôi lợn thì lợn mất giá. Muốn nuôi bò sinh sản lại thiếu vốn và thiếu đất trồng cỏ… Anh Tranh cứ trăn trở phải làm gì, trồng cây gì để kiếm ra tiền trang trải sinh hoạt gia đình, để thoát nghèo và từng bước vươn lên.
“Một lần tình cờ thấy những chiếc xe tải chở chuối đi qua quãng đường gần bản, bỗng dưng tôi nảy ra ý nghĩ đi buôn chuối. Thực tế trong huyện, trong xã nơi gia đình tôi ở bây giờ rất nhiều gia đình trồng chuối tây, nhưng chưa có ai quan tâm đến việc thu mua quả mà chỉ trồng với mục đích lấy cây, lá làm thức ăn chăn nuôi gia súc…” - anh Tranh nhớ lại.
Nghĩ là làm ngay, anh Tranh liên hệ với tư thương buôn chuối, lấy số tiền tích góp mấy năm của gia đình đi mua gom chuối của bà con về tập kết một chỗ rồi bán cho thương lái. Chuyến đầu tiên anh gom được hơn 5 tấn chuối, ăn chênh lệch cũng được hơn 1 triệu đồng, thấy hiệu quả anh càng tích cực với số lượng thu gom lần sau cao hơn lần trước.
Chuối tây được anh Tranh thu mua và tập kết ở nhà xuất bán đi các địa phương.
Đầu mối thu mua cho nông dân
Anh Cà Văn Tranh chia sẻ, ở vùng cao, miền núi như huyện Quỳnh Nhai, so với những cây trồng khác như ngô, sắn… thì trồng chuối bán được lãi gấp 4 - 5 lần. Giá chuối tây trung bình dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/kg, mà mỗi buồng chuỗi có trọng lượng từ 30 - 50kg. Nếu biết cách chăm sóc, chịu khó thì vườn chuối có thể cho buồng bán được quanh năm.
Việc tiêu thụ chuối tây hiện nay ở Sơn La khá thuận lợi.
Làm nghề thu gom chuối được một thời gian ngắn thì trong vùng mọi người đều biết đến anh Tranh và tự mang chuối đến tận nhà anh để bán. “Tính ra mỗi ngày tôi cũng lãi 500.000 - 600.000 đồng từ việc thu gom chuối của bà con và xuất bán đi các mối hàng lớn ở các nơi. Đối với nông dân nghèo ít chữ như tôi thì đây là nguồn thu nhập không nhỏ. Gia đình tôi thoát nghèo là nhờ buôn chuối. Việc tiêu thụ chuối thuận lợi cũng giúp nhiều hộ nông dân trong vùng tự tin khi lựa chọn trồng loài cây này…” - anh Tranh thổ lộ.
An
Anh Tranh thu mua chuối của người dân.
Anh Lò Văn Khay, bản Nà Lo, xã Chiềng Khoang (Quỳnh Nhai), chia sẻ: “Từ khi có anh Tranh thu mua chuối, bà con chúng tôi rất yên tâm. Dân bản chúng tôi nhiều hộ đang dự định mở rộng diện tích trồng chuối thay cho cây ngô, sắn, bởi cây chuối rất thích hợp với khí hậu và đất đai ở đây và thu nhập cũng cao hơn các cây lương thực ngắn ngày khác…”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.