CLIP: Nguyên tắc tiêu hủy lợn dịch tả lợn châu Phi bằng phương pháp đốt

H.Đăng Thứ ba, ngày 17/12/2019 09:37 AM (GMT+7)
Trong thời gian vừa qua, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kênh rạch, việc tiêu hủy lợn bệnh bằng phương pháp chôn lấp gặp khó khăn, do đó, Bộ NNPTNT ban hành Công văn số 4178/HD-BNN-TY ngày 14/6/2019 về việc hướng dẫn cụ thể biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi bằng phương pháp đốt .
Bình luận 0

CLIP: Nguyên tắc tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi bằng phương pháp đốt.

Việc tiêu hủy lợn và sản phẩm của lợn bệnh dịch tả lợn châu Phi bắt buộc và phải thực hiện đúng quy trình, bởi virus dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được ở nhiệt độ thấp, virus có thể tồn tại trong phân, máu, bài tiết, thịt xương, của lợn nhiều tuần cho tới vài tháng, thậm chí một nghiên cứu tại Bỉ cho thấy virus dịch tả lợn châu Phi tồn tại trong xác lợn rừng chết tới 6 tháng.

Đầu tiên khi xác định được lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi, cần phải tiến hành làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác. Địa điểm tiêu hủy phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo khuyến cáo của OIE và FAO nên ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy ngay tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch để hạn chế việc vận chuyển xác lợn đi xa khiến virus phát tán ra ngoài môi trường ảnh hưởng tới các khu chăn nuôi an toàn khác.  

Phương tiện, dụng cụ được sử dụng để vận chuyển phụ phẩm và sản phẩm khác đến địa điểm tiêu hủy phải có sàn kín để không làm rơi vãi máu và chất thải của lợn trong quá trình vận chuyển. Phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyên đến địa điểm tiêu hủy, người tham gia vào quá trình tiêu hủy lợn bệnh, nghi lợn bệnh cần phải thực hiện vệ sinh, sát trùng để tránh làm lây lan mầm bệnh.

Hiện theo khuyến cáo có hai biện pháp tiêu hủy chính là chôn và đốt, nhưng đa phần các địa phương chọn chôn lấp bởi việc đốt vừa không có lò chuyên dụng lại tốn kém tiền bạc.

Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển. Trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem