Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo dự kiến, sáng nay 21/6, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ tiến hành Đại Hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2019 sau 2 lần không thể tổ chức trước đó.
Lần thứ nhất là vào ngày 26/4 khi do tranh chấp giữa các nhóm cổ đông, dẫn đến không đủ tỷ lệ để tiến hành.
Lần thứ hai, Eximbank thông báo hoãn ĐHĐCĐ vì "muốn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn" khi ngày tổ chức đại hội là 26/5 đã cận kề. Động thái này diễn ra ngay sau “ghế nóng” của ngân hàng này có chủ nhân mới đó là ông Cao Xuân Ninh. Ông Ninh được bầu làm chủ tịch HĐQT thay cho ông Lê Minh Quốc. Đồng thời, Eximbank cũng bầu ông Nguyễn Cảnh Vinh làm Quyền Tổng giám đốc.
Trước thềm ĐHCĐ của ngân hàng này, Cục Thanh tra giám sát ngân hàng TPHCM (Cục II) đã yêu Eximbank rà soát, báo cáo về công tác quản trị điều hành của Eximbank.
Sau hàng loạt "lùm xùm", đại hội cổ đông 2019 lần thứ 1 của Eximbank bất thành
Cục II yêu cầu báo cáo công tác quản trị tại ximbank để đảm bảo các Nghị quyết được ban hành tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Eximbank.
Eximbank phải đảm bảo công tác tổ chức ĐHCĐ năm 2019 thành công, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, quy định nội bộ của Eximbank; đảm bảo hoạt động của Eximbank ổn định, an toàn và hiệu quả.
Thực hiện chỉ đạo của Cục II, ngày 19/06/2019, Hội đồng quản trị Eximbank đã khẩn trương rà soát và có Kết luận thông qua nghị quyết số 321/2019/EIB/NQ-HĐQT để báo cáo Cục II các nội dung có liên quan, cụ thể:
Nghị quyết số 231/2019/EIB/NQ-HĐQT ngày 15/05/2019 của HĐQT là đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và nhất quán theo quy định của pháp luật và hoàn toàn thể hiện ý chí của HĐQT Eximbank.
Các Nghị quyết số: 237/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 238/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 239/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 240/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 241/2019/EIB/NQ-HĐQT và số 242/2019/EIB/NQ-HĐQT ban hành ngày 22/05/2019 đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và nhất quán theo quy định của điều lệ Eximbank và pháp luật.
Trước khi diễn ra ĐHĐCĐ 1 ngày, Eximbank cũng đã ban hành văn bản công bố thông tin về về Quyết định số 63/2019/QĐST – KDTM của TAND Quận 1, TPHCM về việc đình chỉ việc xem xét đơn yêu cầu giải quyết việc kinh doanh, thương mại sơ thẩm thụ lý dố 125/2019/TTST -KDTM ngày 5/6/2019 về “Yêu cầu đình chỉ thực hiện nghị quyết của HĐQT”.
“Vì người yêu cầu giải quyết việc dân sự là Công ty Cổ phần Rồng Ngọc yêu cầu đình chỉ thực hiện các Nghị quyết số 231/2019 ngày 22/3, số 238/2019, số 239/2019 và số 242/2019 do các Nghị quyết này được ban hành vi phạm pháp luật và điều lệ của Eximbank là không thuộc thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án”, văn bản nêu rõ.
Được biết, trước đó, Công ty CP Rồng Ngọc (nắm 1,99% vốn cổ phần Eximbank) đã gửi đơn đến Toà án nhân dân Quận 1 để yêu cầu đình chỉ Nghị quyết số 231 về việc thông qua việc chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết 112. Nghị quyết 231 là nghị quyết do ông Lê Minh Quốc ký hủy bỏ Nghị quyết 112 bầu bà Lương Thị Cẩm Tú - Thành viên HĐQT Eximbank vào ghế Chủ tịch HĐQT.
Đồng thời, Công ty CP Rồng Ngọc cũng đề nghị Tòa án Quận 1 đình chỉ thực hiện nghị quyết được ban hành trên cơ sở cuộc họp HĐQT không hợp lệ ngày 20/5 bao gồm Nghị quyết 238 bầu ông Cao Xuân Ninh vào chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank thay cho ông Lê Minh Quốc; Nghị quyết 239 thông qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Vinh, Phó tổng giám đốc thường trực giữ chức danh quyền Tổng giám đốc Eximbank; Nghị quyết 242 về việc hoãn đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 lần thứ 2 tổ chức ngày 26/5.
Theo đơn gửi tòa, công ty Rồng Ngọc cho rằng Nghị quyết 231 ban hành vi phạm pháp luật và điều lệ Eximbank. Tại thời điểm ông Lê Minh Quốc ký Nghị quyết 231, cuộc họp HĐQT chưa kết thúc, biên bản cuộc họp chưa thông qua bởi chủ tọa, thư ký và các thành viên tham dự; trong khi Nghị quyết lại có nội dung "căn cứ biên bản cuộc họp HĐQT ngày 15/5", chủ tọa, thư ký và nhiều thành viên HĐQT không hề biết gì về biên bản này.
Bên cạnh đó ngày 14/5, Tòa án có Quyết định 159 hủy bỏ quyết định 92 về việc tạm dừng thực hiện nghị quyết 112 (bãi nhiệm chức danh Chủ tịch đối với ông Lê Minh Quốc và bầu bà Lương Thị Cẩm Tú lên Chủ tịch HĐQT Eximbank). Như vậy, Nghị quyết 112 có hiệu lực từ ngày 14/5 dù vậy ngày 15/5, ông Lê Minh Quốc không còn là Chủ tịch HĐQT Eximbank nhưng lại ban hành Nghị quyết 231.
Tuy nhiên, theo Eximbank, TAND Quận 1, TP.HCM đình chỉ xem xét việc yêu cầu đòi bãi nhiệm chủ tịch Cao Xuân Ninh của Công ty Cổ phần Rồng Ngọc.
2 tháng Eximbank có tới 3 Chủ tịch HĐQT
Sự bất đồng giữa các nhóm cổ đông tại Eximbank không phải ngày một ngày hai mà đã kéo dài một thời gian tới gần 5 năm. Bắt đầu từ Đại hội Đại cổ đông 2015, ông Lê Hùng Dũng rút khỏi ghế chủ tịch HĐQT khi các nhóm cổ đông của Eximbank chọn thêm người vào ban quản trị.
Câu chuyên tranh giành ghế vào HĐQT Eximbank thực sự lan rộng sau khi ĐHCĐ năm 2016 bất thành cũng bởi những xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông. Đây cũng là năm đầu tiên, đại hội cổ đông của nhà băng này cũng đã phải trải qua đến 3 lần mới thành công.
Tình hình chỉ tạm thời êm dịu khi ĐHCĐ năm 2017, đa số các tờ trình đã được thông qua.
Sự xuất hiện với vai trò tân chủ tịch HĐQT của bà Lương Thị Cẩm Tú vào tháng 3/2018 lại tiếp tục “châm ngòi” cho cuộc chiến chiến quyền lực tại ngân hàng này cho tới thời điểm hiện tại.
Cuộc nội chiến của Eximbank có được giải quyết trong ĐHĐCĐ ngày hôm nay hay không vẫn còn là câu hỏi ngỏ với nhiều cổ đông?
Vui lòng nhập nội dung bình luận.