Cô gái “tỷ đô” Trần Uyên Phương: "Làm sao để khởi nghiệp thành công, câu hỏi triệu đô"

Lê Thúy Thứ sáu, ngày 12/10/2018 19:02 PM (GMT+7)
Trước câu hỏi "Nếu khởi nghiệp thất bại, đứng lên làm lại bằng cách nào?" của một câu học sinh lớp 11, "cô gái tỷ đô" Trần Uyên Phương, phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, trả lời “Thất bại – đứng dậy – đi tiếp”.
Bình luận 0

Chiều ngày 12.10.2018, tại Hà Nội, Báo An ninh Thủ đô phối hợp với Tập đoàn Tân Hiệp Phát tổ chức chương trình giao lưu “Hướng nghiệp trước ngưỡng cửa vào đời” tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thu hút 2.000 học sinh đến từ 15 trường THPT trên địa bàn.

Chỉ nên theo đuổi 1 mục tiêu

Chia sẻ tại buổi giao lưu với học sinh tại địa bàn, bà Trần Uyên Phương, phó Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP), cho rằng làm thế nào để khởi nghiệp thành công là câu hỏi vô cùng khó được nhiều người đặt ra bởi nó không có 1 công thức thành công nào cả.

“Với tôi câu hỏi đó có thể gọi nó là câu hỏi triệu đô vì nó không có công thức thành công nào hay bất cứ khởi nghiệp nào. Như chúng ta thấy là 95% trong 5 năm đầu tiên là thất bại, và điều duy nhất nhìn thấy là chúng ta nỗ lực, học hỏi và tiếp tục cố gắng. Chúng ta có ước mơ, hiện thực hóa và không bỏ cuộc thì thành công sẽ đến.

Tôi luôn khởi nghiệp, mỗi ý tưởng mới, mỗi dự án mới và tôi là người rất thích những ý tưởng và đưa ra những điều để tạo nên những kết quả khác hơn. Muốn có kết quả khác thì chỉ còn cách là chúng ta làm khác đi”, Uyên Phương chia sẻ.

img

 Bà Trần Uyên Phương cùng giao lưu với các em học sinh tại Hà Nội

Theo vị phó Tổng giám đốc THP, trong thời buổi hiện nay, thói quen, hành vi của người tiêu dùng thay đổi rất nhiều đó là điều những dự án mới, những sự triển khai phù hợp công nghệ vì vậy THP luôn cải tiến. Đó không chỉ là khởi nghiệp của THP mà là của tất cả cán bộ công nhân viên THP.

Cũng tại buổi giao lưu, trước câu hỏi “Có bao giờ bà nghĩ rằng, cương vị hiện tại ở THP chính là trách nhiệm, là gánh nặng hay không?", Uyên Phương cho rằng đó không được gọi là gánh nặng mà có được cái trách nhiệm đó là điều đặc biệt của bản thân.

“Mình khai thác được điều đặc biệt đó để mình tạo thêm những kết quả khác. Đó là điều tôi luôn quyết tâm để làm được điều đó hơn là đặt câu hỏi trách nhiệm để từ đó nó trở thành gánh nặng của bản thân” Uyên Phương tâm sự.

"Cô gái tỷ đô" Trần Uyên Phương dẫn dụ “Cũng như việc, nếu như mình làm cái gì đó luôn có 2 mục tiêu thì mình sẽ không thể làm được. Một người mỗi ngày có 24 tiếng, không dồn hết 24 tiếng cho 1 mục tiêu sẽ khó có thể thành công. Tôi nghĩ rằng tôi chỉ nên có 1 mục tiêu và làm tốt nhất để tạo kết quả tốt nhất mà tôi có thể”.

Học để hành

Chia sẻ về kinh nghiệm học tập, làm việc của mình, vị lãnh đạo Tập đoàn THP cho biết, câu chuyện về nhà Dr. Thanh là câu chuyện về cuộc đời của 1 người mà tôi cho là có quá nhiều thứ tôi học nữa học mãi.

Bà Phương cho rằng, khi học là để chúng ta sở hữu kiến thức đó, học không phải là để trả bài cho thầy cô. Nếu học để trả bài thì chúng ta đang phí thời gian và cuộc đời của mình. 

“Tôi thấy các bạn vẫn còn e ngại, vẫn nhiều nhiều nỗi sợ. Đó chính là điều tôi muốn cho các bạn hiểu là cơ hội và cuộc sống không có chờ đợi chúng ta và chúng ta là người cần khai thác. Chúng ta có ước mơ nhưng mà chúng ta phải hiện thực hóa và hành động để biến ước mơ thành hiện thực”,  Uyên Phương chia sẻ. 

Thất bại – đứng dậy – đi tiếp

Trong suốt hơn 2 giờ giao lưu, diễn giả Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát và “Bông hồng sa mạc” Thanh Vũ đã trả lời nhiều câu hỏi thú vị và chia sẻ nhiều câu chuyện sinh động, ý nghĩa được dẫn chứng từ quá trình phấn đấu, vươn đến thành công và cả những bí quyết bước qua thất bại của chính bản thân mình.

Giải đáp câu hỏi của nam sinh tên Lộc lớp 10: “Làm thế nào biết mình sinh ra để làm gì?”, diễn giả Thanh Vũ cho biết: “Giống như các bạn, tôi đã từng trăn trở với câu hỏi tương tự. Rằng mình sinh ra để làm gì, làm gì để cuộc sống của mình có ý nghĩa. Theo tôi, đó là câu hỏi hay nhưng không có câu trả lời cố định, bởi nó nằm ở hành trình đi tìm câu trả lời của mỗi người”.

img 

Bông hồng vàng Thanh Vũ và cô gái tỷ đô Trần Uyên Phương

Thanh Vũ kể, thời điểm 2014, khi đó cô đang có một công việc tốt tại Singapore, đúng ngành tài chính mà cô yêu thích, môi trường làm việc và thu nhập tốt. “Nhưng rồi tôi nhận ra mình chưa thể hiện được hết khả năng của bản thân và muốn dành thời gian để bản thân phát triển hết tiềm năng của tuổi trẻ, khi đó Thanh mới 24 tuổi”, Thanh Vũ kể về quyết định chinh phục các sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới. Cô gửi lời nhắn nhủ: “Ngay bây giờ, chúng ta hãy nghĩ ngày mai mình sẽ làm gì để quãng thời gian chúng ta tồn tại có ý nghĩa nhất”.

Một cậu học sinh lớp 11 hỏi Uyên Phương: “Trước khi khởi nghiệp cần chuẩn bị những gì? Nếu khởi nghiệp thất bại, đứng lên làm lại bằng cách nào?”. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho rằng, trong cuộc sống, nhiều người sợ đám đông, sợ người khác đã làm nên chúng ta không làm nữa. “Đó chính là rào cản bản thân khiến chúng ta thất bại”.

“Thất bại – đứng dậy – đi tiếp”, Uyên Phương truyền thông điệp tới 2.000 học sinh và dẫn chứng câu chuyện của chính “bông hồng sa mạc” Thanh Vũ: “Khi nghe bạn hỏi nếu thất bại, ngã đau rồi liệu có đứng dậy được không? Tôi nghĩ tới Thanh Vũ, người từng chia sẻ với tôi cảm giác chạy 200 cây số mà đến cây số 199 toàn thân đau nhức cảm giác không thể hoàn thành. Nhưng như các bạn đã biết, kết quả cô đã chinh phục tới 4 sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, với hành trình hàng nghìn kilomet và chắc chắn chưa dừng lại”.

img 

Bà Trần Uyên Phương trao học bổng cho các học sinh

Cũng trong buổi giao lưu, Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương đã thay mặt Tập đoàn Tân Hiệp Phát trao học bổng “Chuyện nhà Dr. Thanh” trị giá 40 triệu đồng cho các em học sinh đến từ 15 trường THPT trên địa bàn Hà Nội. Đây cũng là một hoạt động ý nghĩa hướng về cộng đồng xã hội của một nữ doanh nhân, hướng về Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10.

Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương, tác giả của cuốn tự truyện “Chuyện nhà Dr Thanh” là người sáng lập Học bổng khuyến học mang tên “Chuyện nhà Dr Thanh”. Tác giả đã trích 20.000 đồng trên mỗi cuốn sách được bán ra để làm Quỹ học bổng khuyến học.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem