Có nên nhịn ăn để chữa bệnh?

Diệu Thu Thứ sáu, ngày 01/06/2018 09:55 AM (GMT+7)
Hiện nay rất nhiều người đã áp dụng phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh.
Bình luận 0

TS. Hoàng Kim Thanh - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, y học hiện nay không bài xích, phê phán phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh nhưng cũng không khuyến khích.

TS. Hoàng Kim Thanh lý giải, con người gồm nhiều cơ quan, bộ phận luôn cần được cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng để tồn tại và hoạt động.

img

Nếu nhịn ăn kéo dài nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt.

Nếu nhịn ăn kéo dài nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt, các chất dinh dưỡng sẽ thiếu hụt, ảnh hưởng không tốt tới hàng loạt các chức phận bên trong cơ thể đặc biệt là não.

Trọng lượng của não chỉ chiếm 1 phần 40 trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu hao 1 phần tư lượng oxy và 1 phần 5 lượng máu cung cấp dưỡng chất cho toàn thân. Não là bộ phận tiêu thụ lớn nhất nguồn năng lượng của cơ thể.

Nếu tế bào não bị đói sẽ dẫn đến rối loạn hệ thống thần kinh trung ương là nơi điều hành mọi hoạt động chức năng của cơ thể. Nếu lượng đường huyết trong máu giảm thấp dưới 80mg/dl sẽ có những biểu hiện mệt mỏi, bủn rủn chân tay đầu óc kém minh mẫn, hạ huyết áp, tim loạn nhịp, toàn thân vã mồ hôi. Nếu đường huyết giảm nhiều hơn sẽ dẫn đến hôn mê, nguy kịch. Việc duy trì mức đường huyết ổn định bình thường là nhờ được cung cấp các thức ăn tạo năng lượng gồm chất bột, béo, đạm.

TS Hoàng Kim Thanh cho rằng, trên cơ sở lý thuyết của nhịn ăn để chữa bệnh là: khi nhịn ăn cơ thể sẽ phải tự tiêu hao phần thịt của mình để duy trì sự tồn tại do đó một số khối u, tổ chức viêm…sẽ được tiêu đi và thay vào đó là các tổ chức lành lặn. Tuy nhiên, việc nhịn ăn cũng khó thực hiện, người nhịn ăn phải có quyết tâm cao, khi nhịn ăn phải từ 7 – 8 ngày trở lên và phải tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc về ăn uống và cần có sự chỉ dẫn và theo dõi chặt chẽ của người có chuyên môn y tế để phát hiện và xử trí kịp thời những diễn biến không tốt xảy ra.

Mỗi cơ thể có sự điều chỉnh, thích hợp khác nhau nên không phải ai áp dụng nhịn ăn cũng chữa được bệnh chưa kể có những trường hợp thất bại dẫn đến hậu quả nguy hiểm như viêm phổi, suy nhược cơ thể, ngất…

Nhịn ăn hoặc kiêng ăn một cách quá khắt khe về cơ bản là trái ngược với khoa học dinh dưỡng.

Theo TS Hoàng Kim Thanh, để đảm bảo sức khỏe người ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn trong ngày (khoảng 15 – 20 loại thực phẩm khác nhau). Ăn như vậy mới cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; duy trì cân nặng nên có, thỉnh thoảng có thể nhịn ăn với sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng và thực hiện các bữa ăn nhẹ (nghèo calo).

Tóm lại nhịn ăn với mục đích chữa bệnh cần được cân nhắc với từng cá thể, từng loại bệnh và có sự theo dõi chặt chẽ của người có kiến thức về y tế.

Những bệnh phải “đối mặt” nếu bạn nhịn ăn để giảm cân

Nhịn ăn không những không thể giúp lấy lại vóc dáng eo thon mà nó còn là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem