32% số học viên có việc làm ổn địnhÔng Nguyễn Văn Chủ - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ND thành phố cho biết, trong những năm qua Hội ND thành phố đã có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề phù hợp, như hỗ trợ vốn sản xuất, tổ chức chuyển giao khoa học công nghệ mới, đưa ND đi tham quan các mô hình sản xuất tiên tiến trong và ngoài nước; đặc biệt là tổ chức dạy nghề cho ND... Từ năm 2008 đến nay, các cấp hội đã phối hợp tổ chức 1.200 lớp dạy nghề cho hơn 40.000 lượt hội viên ND, chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề: Trồng, chăm sóc mai vàng và hoa lan; kỹ thuật tạo dáng bonsai, nuôi cá kiểng, cá thịt, nuôi bò sữa, lươn, heo… Sau học nghề đã có 32% số học viên tự tạo được việc làm ổn định, 40-42% số học viên áp dụng kiến thức nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất, 28% số học viên tìm được việc làm trong các cơ quan, xí nghiệp, công ty.
Trồng lan cắt cành là nghề cho ND phường Linh Đông (quận Thủ Đức) có thu nhập cao.
Tuy nhiên theo ông Bùi Văn Thành– Chủ tịch Hội ND quận Thủ Đức, đối với việc đào tạo nghề cho nông dân ở thành phố còn nhiều khó khăn, vì đa số các hộ ND trên địa bàn quận đất canh tác ít, nhân khẩu đông. Mặc dù Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí để học nghề, nhưng họ không chịu đi học, chỉ muốn tạo được việc làm ngay, để có thu nhập ổn định cuộc sống.
Theo ông Lê Văn Được- Chủ tịch Hội ND huyện Cần Giờ, do đặc thù địa bàn của huyện là sông nước, nên chi phí đi lại trong quá trình học cao; hỗ trợ học nghề thấp, nên chưa hấp dẫn người dân trong việc học nghề. Đa số người lao động chưa qua đào tạo có thu nhập thấp, nhưng họ không đi học nghề, vì cho rằng mất thời gian và mất thu nhập trong lúc đi học.
Bà Nguyễn thị Kim Loan- Chủ tịch Hội ND huyện Bình Chánh cho rằng, việc dạy nghề vẫn còn bất cập do công tác khảo sát, định hướng người học chưa tốt, chất lượng dạy nghề ở một số giáo viên chưa tốt, học chưa đi đôi với thực hành, chương trình, phương pháp dạy học chưa chuyên sâu, bài giảng còn khô khan…
Học nghề: Quyền lợi, trách nhiệm của NDTheo ông Bùi Văn Thành, để gỡ khó khăn này, Hội ND và các ngành chức năng cần phải tiếp tục tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn về trồng trọt, chăn nuôi, tạo việc làm cho ND theo hướng nông nghiệp đô thị, cũng như làm cầu nối hỗ trợ ND tiêu thụ sản phẩm.
Từ năm 2008 đến nay, các cấp hội đã phối hợp tổ chức 1.200 lớp dạy nghề cho hơn 40.000 lượt hội viên ND, chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề: Trồng, chăm sóc mai vàng và hoa lan; kỹ thuật tạo dáng bonsai, nuôi cá kiểng, cá thịt, nuôi bò sữa, lươn, heo...
|
Ông Được đề xuất, hàng năm, Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố cần có kế hoạch phối hợp với Hội ND các quận, huyện, tổ chức các buổi tư vấn nghề và chính sách về công tác đào tạo nghề tại các xã, thị trấn. Bà Kim Loan đề nghị, Trung tâm cần đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, dạy những gì cần thiết với nhu cầu của địa phương, nâng cao chất lượng người dạy, tạo tình huống, câu hỏi để học viên tham gia thảo luận.
Theo ông Chủ, ngoài các giải pháp trên, các cấp hội cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động và chuyển biến nhận thức của hội viên nông dân về công tác dạy nghề và học nghề, xem học nghề là quyền lợi và trách nhiệm của hội viên ND. Hàng năm, Hội ND thành phố cần phải tổ chức hội nghị sơ tổng kết để rút kinh nghiệm, nhân điển hình những học viên sau khi học nghề, đã tổ chức sản xuất phát triển thoát nghèo và vươn lên khá giàu...
Chiêu Lâm (Chiêu Lâm)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.