Con đặc sản
-
Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ thịt heo rừng lai trên thị trường ngày càng cao, chị H’Mat Niê, xã Cư Huê, huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) đã cải tạo lại khu đất rộng khoảng 1 ha để chăn nuôi heo, trong đó 1 sào dùng xây dựng chuồng trại, phần đất còn lại trồng một số loại cây dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
-
Dưới ao nuôi con "thủy quái đặc sản, trên bờ thả gà ngon, ông nông dân Yên Bái thu 400-500 triệu/năm
Ông Nguyễn Đức Long (thôn Khe Tho, xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) là một trong những hộ nông dân đi đầu trong phát triển mô hình nuôi ba ba gai ví như con "thủy quái đặc sản" mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Long đã chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhiều hộ cùng chăn nuôi và có thu nhập ổn định. -
Khi đến ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) hỏi đến mô hình nuôi chồn hương (có nơi gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp, là loài động vật hoang dã) của anh Võ Văn Tiến thì ai cũng biết và nhiệt tình hướng dẫn đường đến trại nuôi chồn của anh.
-
Chị Lù Thị Kẻo, bản Nậm Củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đang nuôi dúi-con đặc sản với hơn 1.000 con dúi; mấy chục con trâu, bò. Từ một người phải đi đãi vàng thuê, suốt mấy chục năm qua chị Kẻo đã tạo dựng trang trại nuôi dúi bạc tỷ. Chị là một trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
-
Năm 2022 anh Phan Văn Huân, ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) chuyển đổi mô hình từ nuôi lợn sang nuôi nhím. Trang trại nuôi nhím, nuôi con đặc sản-loài vật vốn là động vật hoang dã của anh Huân được cho là thành công, mỗi năm thu về gần nửa tỷ đồng.
-
Tại khu Thống Nhất, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã xuất hiện mô hình nuôi cà cuống sinh sản và cà cuống thương phẩm của gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hiền mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Theo anh Khanh, người nuôi chồn hương xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, chồn mẹ đẻ 2-3 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 3-5 con, Chồn hương giống nuôi khoảng 6-9 tháng đạt trọng lượng khoảng 3,8-4,5 kg. Chồn hương là động vật hoang dã không có trong sách Đỏ, muốn nuôi vẫn phải theo quy đinh của pháp luật...
-
Từ chỗ nuôi ba ba không đem lại hiệu quả kinh tế, anh Trần Minh Quan, ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) chuyển sang nuôi cua đinh (hay còn gọi là ba ba Nam Bộ-một loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ, muốn nuôi phải xin giấy phép).
-
Anh Nguyễn Hồng Khương, 32 tuổi, ngụ khu vực Hòa Thạnh A, phường Thới Hòa, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) là nhân vật từng được giới thiệu trên Báo Cần Thơ về mô hình nuôi ốc bươu đen hiệu quả. Không chỉ vậy, mô hình nuôi cá bã trầu cộng sinh với ốc bươu đen theo kiểu “độc, lạ” của anh Khương cũng đang cho hiệu quả rất tốt.
-
Nuôi lợn rừng lai, anh Lâm, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, Yên Bái tuyệt đối không dùng cám công nghiệp nuôi lợn để đảm bảo chất lượng thịt chắc, thơm ngon. Giá lợn rừng lai hiện nay dao động khoảng từ 150.000 đồng/kg bán lợn hơi và 2 triệu đồng 1 con giống lợn rừng lai trọng lượng từ 7-8kg.