Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trang trại nuôi chồn hương của anh Tiến được cải tạo từ những chuồng nuôi heo cũ sau khi nghỉ nuôi heo vì giá cả bấp bênh.
Năm 2013, anh bắt đầu nuôi thử nghiệm với 02 cặp chồn hương giống mua của người bạn. Ban đầu, anh dự kiến nuôi cho vui nhưng sau khi tìm hiểu thông tin về loài vật này, anh thấy chúng thuộc loại dễ nuôi nên nảy sinh ý tưởng nhân rộng đàn chồn hương.
Để biết tập tính của chồn hương, anh Tiến đã tìm hiểu qua cách nuôi ở trang trại của người bạn cùng tham khảo tư liệu trên mạng internet.
Khi có kiến thức về chăm sóc loài chồn hương này, năm 2014, anh Tiến bắt đầu mua thêm chồn chương giống để phát triển đàn nuôi.
Trang trại của anh Tiến được chia ra làm hai khu, một khu nuôi chồn hương thương phẩm (chồn thịt) và một khu nuôi chồn hương giống (chồn bố, mẹ).
Khu nuôi chồn thương phẩm được cho khách vào xem thoải mái nhưng khu nuôi chồn giống thì hạn chế tối đa người lạ vào và được cách ly tuyệt đối với bên ngoài để bảo đảm môi trường yên tĩnh.
Chồn hương ở trang trại được nuôi trong những cái chuồng có 02 tầng, mỗi tầng cao từ 0,7 - 0,8m bằng gỗ kiên cố bao quanh bằng lưới sắt B40, cửa có then cài thật chắc chắn để chồn không chui ra ngoài được.
Mô hình nuôi chồn hương của anh Võ Văn Tiến, nông dân nuôi con đặc sản ở ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang). Chồn hương là loài động vật hoang dã nên khi nuôi thương mại, cá nhân, đơn vị phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Nếu lồng nuôi chồn đẻ thì phần đáy bằng các tấm gỗ nhẵn, khe hở khoảng 01cm giữa các tấm để chồn con không bị lọt chân.
Theo anh Tiến, chồn hương thích ăn các loại côn trùng (kiến, mối), chim, chuột hay các loại bò sát (rắn, thằn lằn) và một số loại trái (đu đủ, chuối chín, cà phê…) hoặc cơm.
Hiện nay, anh đang thử nghiệm nuôi một số chồn con bằng thức ăn viên công nghiệp (mỗi ngày 01 lần vào lúc 16 giờ) để hạn chế dịch bệnh đường tiêu hóa.
Kinh nghiệm nuôi loài động vật hoang dã này của anh là chú trọng đến cách chăm sóc, áp dụng đúng kỹ thuật về vệ sinh chuồng trại, chế độ ăn uống để phòng bệnh cho chồn hương.
Đàn chồn hương của anh Tiến hiện nay là 80 cặp chồn bố, mẹ với chu kỳ sinh sản mỗi năm cho 02 lứa, mỗi lứa từ 3-7 con chồn con tùy theo cách chăm sóc và cung cấp thức ăn trong mùa động dục (từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau).
Hiện nay, anh Tiến bán chồn hương giống (khoảng 3 tháng tuổi trở lên) với giá từ 10 triệu đồng/một cặp trở lên tùy theo kích thước và trọng lượng.
Chồn hương thương phẩm (từ 2,5kg trở lên) được bán với giá từ 1,4 triệu đồng - 1,5 triệu đồng/kg. Anh Tiến thu lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng/năm trở lên.
Nhờ chăm sóc tốt nên chồn hương của anh Tiến đạt tiêu chuẩn nên nhiều người trong và ngoài tỉnh đến đặt mua, không đủ để cung cấp.
Theo lãnh đạo xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), mô hình nuôi chồn hương của anh Tiến vừa đảm bảo tính hợp pháp (có giấy phép của ngành chức năng quản lý động vật rừng, động vật hoang dã), vừa đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nuôi.
Đặc biệt, anh Tiến sẵn sàng và nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho bà con nào đến mua chồn hương của anh về nuôi theo mô hình này.
Thời gian tới, anh Tiến sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trang trại nuôi chồn hương của mình và có ý tưởng sẽ kêu gọi một số người thân, bạn bè để tham gia nuôi chồn hương để hướng đến thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để tạo dựng thương hiệu chồn hương Gò Công cũng như liên kết, hỗ trợ trong tiêu thụ chồn giống và chồn thịt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.