Niềm tự hào về diện tích, sản lượng
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các tỉnh Tây Nguyên tiếp quản đồn điền của người Pháp và lập ra những nông trường quốc doanh (Đồn điền CADA trở thành Nông trường cà phê Phước An), các nông trường thuộc Bộ NNPTNT (sau này là Tổng Công ty Cà phê VN) cũng ra đời tại đây.
|
Nông dân xã Ea Pôk, Cư M’gar, Đăk Lăk chăm sóc cà phê. |
Vào thời điểm vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra, cả nước có chưa đến 20.000ha, trong đó "thủ phủ" cà phê Đăk Lăk cũng chỉ có hơn 8.000ha. 23 năm sau, diện tích cà phê cả nước đã lên đến 525.000ha - một con số đáng kinh ngạc, vượt ngoài dự kiến của ngành cà phê Việt Nam.
Kết quả này cho thấy lợi nhuận vượt trội từ cây cà phê đã kích thích nông dân mở rộng diện tích (80% diện tích cà phê do nông dân sở hữu), một phần cũng nhờ chính sách giao khoán linh hoạt của các doanh nghiệp (DN) nhà nước.
Song, năng suất mới là niềm tự hào, là lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam. Hàng chục giống cà phê mới có năng suất cao đã được chọn lọc, đưa vào trồng tại những vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp mà chủ yếu là ở các tỉnh Tây Nguyên.
Nhờ đó, năng suất cà phê Việt Nam từ dưới 10 tạ/ha trước năm 1990, đã tăng lên 22 tạ trên cùng đơn vị diện tích vào năm 2002, trong khi đó Ấn Độ, Colombia và Brazil là những quốc gia dẫn đầu về năng suất cà phê chỉ đạt từ 7,92 - 9,67 tạ/ha.
Và với 802.500 tấn vào năm 2000 và 1 triệu tấn hiện nay, Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai về sản lượng cà phê, sau Brazil và đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê robusta.
Sau khi gia nhập Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) vào năm 1991, ngành cà phê Việt Nam ngày càng quy mô hơn, sản lượng tăng đều qua từng năm và luôn giữ vị trí là một trong ba quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Đến 80 quốc gia, vùng lãnh thổ
Từ chỗ chỉ cung cấp cho các nước Đông Âu và Liên Xô trước năm 1989 (không có kim ngạch xuất khẩu), đến nay cà phê Việt Nam đã có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng năm đưa về trên 1,5 tỷ USD (năm 2010 là 1,7 tỷ USD), chỉ đứng sau xuất khẩu gạo trong nhóm hàng nông sản.
Trước hết, đó là nỗ lực trong hoạt động chế biến cà phê, với xuất phát điểm rất thấp là các dây chuyền do CHDC Đức chế tạo từ năm 1960 - 1962 ở phía Bắc và một số công xưởng của điền chủ để lại ở các tỉnh phía Nam.
Đến nay, Việt Nam đã có trên 50 dây chuyền chế biến cà phê nhân hiện đại, trong đó có 14 dây chuyền công nghệ được nhập khẩu từ Anh và Brazil với công suất 150.000 - 200.000 tấn cà phê nhân/năm.
Hơn 70 DN thành viên Vicofa trước đây chỉ mua bán cà phê, về sau nhiều đơn vị chuyển sang đầu tư chế biến mà điển hình là Công ty CP Cà phê Trung Nguyên, Tập đoàn Cà phê Thái Hòa, Vinacafe Biên Hòa... đã góp phần nâng cao giá trị cà phê Việt.
Tuy nhiên, công lớn trong việc đưa cà phê Việt Nam ra biển lớn thuộc về các DN xuất khẩu với hành trình hơn 20 năm không ít chông gai. Một thời gian dài sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các DN Việt chỉ làm "chân chạy hàng" cho công ty xuất khẩu của nước ngoài.
Đến nay, Việt Nam đã có trên 50 dây chuyền chế biến cà phê nhân hiện đại, trong đó có 14 dây chuyền công nghệ được nhập khẩu từ Anh và Brazil với công suất 150.000 - 200.000 tấn cà phê nhân/năm.
Chỉ khoảng mươi năm trở lại đây, DN Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu trực tiếp, nhiều đơn vị đạt thành tích xuất khẩu trực tiếp 150.000 - 200.000 tấn/năm. Hơn thế, mục tiêu của DN Việt Nam là phải bán trực tiếp cho các nhà rang xay trên thế giới, chứ không chỉ dừng lại ở các nhà nhập khẩu trung gian ở nước ngoài.
Một trong những đơn vị đã "học võ" và đạt mục tiêu đó, là Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu cà phê 2 - 9 Đăk Lăk. Ông Lê Đức Thống - Tổng Giám đốc doanh nghiệp này - cho biết: "Chính các nhà rang xay mới là nơi tiêu thụ ổn định về lâu dài chứ không phải nhà buôn, bởi họ luôn phải hoạt động theo quy mô, công suất chế biến cũng như chiến lược kinh doanh của mình".
Sau hơn 30 năm với nhiều nỗ lực của Nhà nước, nhà nông và DN, những kết quả trên có thể xem là đỉnh cao của ngành cà phê Việt Nam, đặc biệt là diện tích, năng suất, sản lượng không còn là vấn đề lớn. Song đã đến lúc, chúng ta phải giải quyết vấn đề hiệu quả kinh tế, tính ổn định, bền vững của cả hoạt động sản xuất lẫn chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cà phê.
------------
Bài cuối: Những thách thức mới
Đồng Nguyên
Vui lòng nhập nội dung bình luận.