Con đường đến mức vốn hóa nghìn tỷ USD của Microsoft: "Mỏ vàng" nằm ở đâu?

Hoài Phương Thứ sáu, ngày 02/06/2023 08:45 AM (GMT+7)
Được sáng lập trong một nhà để xe, Microsoft giờ đây đã trở thành một trong những gã khổng lồ công nghệ lớn nhất thế giới. Yếu tố gì thúc đẩy Microsoft thành công trên con đường đến mức vốn hóa nghìn tỷ?
Bình luận 0

Lịch sử về Microsoft có thể bạn chưa biết

Những người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates và Paul Allen gặp nhau ở Seattle khi còn là thanh thiếu niên vào cuối những năm 1960. Thời đó, máy tính rất hiếm và đắt tiền. Khi được tận mắt chứng kiến máy tính tại trường, Gates và Allen quyết định dành toàn bộ thời gian rảnh của họ để làm việc với máy tính.

Con đường đến mức vốn hóa nghìn tỷ của Microsoft - Ảnh 1.

Pau Allen (trái) và Bill Gates (phải) khi còn học chung trường. Ảnh: Gates Notes

Gates thừa nhận rằng ông rất ngưỡng mộ Allen, người lớn hơn ông hai tuổi và luôn bị ám ảnh về việc máy tính sẽ thay đổi thế giới như thế nào. Khi Allen cho Gates xem một bài báo về việc Altair 8800 vừa được ra mắt, bộ đôi này cảm thấy họ như bị tụt lại phía sau. Gates ngay lập tức bỏ học đại học và đồng sáng lập Microsoft với Allen.

Với mong muốn tạo ra phần mềm trên chiếc máy tính cá nhân đời đầu Altair 8800, Gates và Allen đã sáng lập nên Microsoft trong một nhà để xe ở Albuquerque (bang New Mexico, Mỹ) vào năm 1975. Cái tên "Microsoft" được kết hợp bởi "micro" (bộ vi xử lý) và "soft" (phần mềm). Tương tự nhiều công ty công nghệ thành công khác, Microsoft phát triển rất nhanh. 

Năm 1980, công ty đạt thỏa thuận cung cấp hệ điều hành cho máy tính IBM. Năm 1985, Windows được phát hành, tạo ra bước ngoặt lớn cho thế giới máy tính. Không lâu sau đó, Microsoft trở thành công ty phần mềm máy tính cá nhân lớn nhất thế giới.

Ngày nay, Microsoft đang cạnh tranh từng ngày với Apple và Saudi Aramco để giành lấy danh hiệu công ty lợi nhuận cao nhất toàn cầu.

Ngày 25/4/2019, Microsoft đã làm nên lịch sử thị trường khi lần đầu tiên được định giá 1 nghìn tỷ USD. Cho đến hiện tại, giá trị của Microsoft tăng lên mức hơn 2 nghìn tỷ USD.

Giá trị ròng và vốn hóa thị trường của Microsoft

Các nhà đầu tư sử dụng nhiều thước đo khác nhau để định giá công ty, nhưng xét về giá trị vốn hóa thị trường — một trong những thước đo phổ biến nhất — Microsoft hiện là công ty có giá trị thứ ba trên thế giới. Với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 2 nghìn tỷ USD, Microsoft là một gã khổng lồ công nghệ theo bất kỳ số liệu nào.

Vốn hóa thị trường của Microsoft thay đổi theo từng thời điểm chủ yếu dựa trên giá cổ phiếu của công ty. Mặc dù việc tăng lượng cổ phiếu đang lưu hành cũng có thể làm tăng vốn hóa thị trường, nhưng điều đó không xảy ra nhiều nhiều so với thay đổi giá cổ phiếu. Do đó, sự lên xuống của giá cổ phiếu Microsoft có thể dẫn đến phạm vi định giá rộng cho công ty. 

Con đường đến mức vốn hóa nghìn tỷ của Microsoft - Ảnh 2.

Bên ngoài văn phòng Microsoft ở New York. Ảnh: Reuters

Theo ước tính, Microsoft năm 2023 có giá trị ròng khoảng 2297 tỷ USD. Công ty thậm chí còn thành công hơn khi phát hành các máy chơi game như Xbox hay dòng laptop cảm ứng màn hình. Cùng với Amazon, Apple, Google và Meta, Microsoft nằm trong số 5 công ty CNTT lớn nhất ở Mỹ. 

Các dòng sản phẩm chính đóng góp vào doanh thu

Năm 2008, Microsoft đã mua lại Danger Inc và sau đó, họ đã sản xuất lô máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại di động Microsoft Surface đầu tiên. Mặc dù ngành công nghiệp điện thoại thông minh đã bị Android lấn át, Microsoft vẫn sở hữu thị trường với tư cách là công ty giao dịch công khai có giá trị nhất.

Hệ điều hành Microsoft Windows được sử dụng rộng rãi nhất trong máy tính và nhiều thiết bị khác. Dòng máy chơi game Xbox của hãng cũng là loại được yêu thích nhất tuy vẫn phải cạnh tranh gay gắt gay gắt với PlayStation của Sony. Bên cạnh đó, dòng máy tính bảng và máy tính xách tay màn hình cảm ứng được giới thiệu gần đây cũng gây được nhiều ấn tượng. Chưa kể đến dịch vụ đám mây bao gồm Azure và Dịch vụ doanh nghiệp.

Microsoft được dân văn phòng và doanh nghiệp ưa chuộng nhờ bộ Microsoft Office mang lại trải nghiệm tốt nhất, với sự tiện dụng để tạo bản trình bày và những thứ khác. Microsoft ngày càng phát triển và các sản phẩm của công ty cũng ngày càng được cải thiện.

Tương lai của Microsoft sẽ ra sao?

Thị trường chuyển đổi kỹ thuật số rất lớn và đang phát triển rất nhanh. Statista dự báo tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 16,32% từ 2,16 nghìn tỷ USD vào năm 2023 lên 3,4 nghìn tỷ USD vào năm 2026. Vì vậy, chuyển đổi kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phần lớn tăng trưởng của Microsoft trong tương lai gần.

Trong báo cáo thu nhập tài chính quý III/2023 của Microsoft, CEO Satya Nadella nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực mà công ty muốn dẫn đầu. AI có thể là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của điện toán đám mây. Điện toán đám mây cũng giúp việc chia sẻ dữ liệu và mô hình AI với người trở nên đơn giản, một chất lượng thiết yếu cho sự hợp tác và đổi mới.

IDC dự đoán rằng doanh thu phần mềm đám mây sẽ tăng 19% vào năm 2023, giảm từ mức 25% vào năm 2022. Sự chậm lại này chủ yếu là do sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, khiến các doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc đầu tư vào công nghệ mới. 

Bất chấp sự chậm lại, các chuyên gia trong ngành kỳ vọng thị trường phần mềm đám mây sẽ tăng trưởng đáng kể trong những năm tới do nhu cầu dựa trên đám mây từ các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem