Con sấu lạ “cứu nghĩa quân”

Nguyễn Hữu Hiệp Thứ sáu, ngày 30/05/2014 15:52 PM (GMT+7)
Nguyên là con sấu lạ, có đến 5 chân (bẩm sinh – như một vài người có bàn tay 6 ngón), nhưng dân gian vốn gọi là ""ông Năm Chèo". Khi lội dưới nước 5 chân ấy bơi trông như chiếc ghe có 5 cây chèo.
Bình luận 0
Và, bất cứ việc/vật gì kể cả hiện tượng, nếu khác lạ/ ly kỳ, lành/ dữ, dân gian thường nhân hóa "Năm Chèo" là “ông” (hoặc “bà”).

Mộ ông Đình Tây từ trần ngày 23.2 năm Canh Dần (1890, thọ 88 tuổi). Mộ ông và mộ bà (sau) cạnh nhau, gần chùa Thới Sơn Tự
Mộ ông Đình Tây từ trần ngày 23.2 năm Canh Dần (1890, thọ 88 tuổi). Mộ ông và mộ bà (sau) cạnh nhau, gần chùa Thới Sơn Tự.
Hôm ấy ông Đình Tây (tức Bùi Văn Tây, em chú bác với ông Tăng Chủ Bùi Văn Thân, đều là đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An) vâng lệnh thầy đi đỡ đẻ cho một người đang lâm bồn trong hoàn cảnh chỉ một mình trong mái chòi ở giữa đồng.

Xong việc, người chồng tên là Xinh đi đồng về tới, thấy trong giỏ cá mang về khá nhiều rùa và có một chú sấu con màu sắc sặc sở, trông rất dễ thương, lại có tới 5 cái chân. Thấy lạ, ông Đình Tây xin, anh ra rất vui lòng biếu để tỏ chút lòng tạ ơn người đã ra ơn giúp vợ mình được mẹ tròn con vuông.

img
Ông Đình Tây không thể không thưa lên. Đức Phật Thầy nghe rất buồn, bèn tự tay làm mấy món “bửu bối” đưa cho Đình Tây và dạy ông phải tức tốc đi tìm diệt. Đình Tây lãnh lịnh, với bửu bối trên tay ông tích cực lặn lội khắp nơi...

Nghe “sấu dậy” ở đâu ông bươn bả đến ngay nơi ấy, nhưng một đàng cố tìm, một đàng cố trốn, không thể nào gặp được. Ông Đình Tây tức giận, bèn xuống mé sông la lớn trong thinh không như thông báo với sấu về sứ mạng của mình mà Đức Phật Thầy đã giao phó. Có lẽ nó nghe biết nên từ ấy biệt tăm.

img
Dân gian cho rằng nghiệt súc đã ăn năn hối lỗi và đang nằm yên ở một nơi nào đó dưới đáy sông cái, để... tu! Đã tu thì “có đức mặc sức mà ăn”, ổng cứ nằm yên một chỗ, chỉ cần há mồm ra hứng, thì giống như một miệng đáy to giữa sông, vô số cá tôm sẽ lội tọt vào, no nê. Do đó rất mau lớn. “Hiện” ông Năm đã dài đến mấy chục cây số, cái đầu giữa ngã ba sông chỗ nầy chớ cái đuôi mỵ mỵ ở “miệt dưới”.

Nằm chết bộ mãi như thế, lâu ngày, phù sa bồi lấp thành cồn (nổi giữa sông), lâu lâu do tê mỏi, ổng không thể không nhẹ trở mình, cục cựa... vậy là đất lở, nhà sụp! Rồi một ngày nào đó, khi “đời tới” nó sẽ trừng lên, chừng ấy những kẻ hung hăng, gian ác kể cả máy bay, tàu chiến của giặc..., “trời khiến” kéo nhau tới nạp mạng – bị ông Năm Chèo nuốt trộng ráo hết.

Còn những người có căn tu, ăn hiền ở lành thì được ổng rước, cho đi trên lưng về bên kia bờ an nhàn, cực lạc. Cho nên “người tu” trong vùng thường nói “ai tu tâm dưỡng tánh, hiền lành thì “chừng nữa” được coi tiên thánh, còn hung dữ, không hiếu thảo với cha mẹ thì phải vô họng ông Năm Chèo”!

img
Tuy cấu trúc cốt truyện còn ở dạng thô, nhiều chi tiết còn để lộ sự bất cập do thiếu sự gia công hoàn chỉnh (thí dụ như ông Đình Tây dám cãi Đức Phật Thầy; còn ngài là một “vị Phật” mà sao cũng chẳng hay biết gì về việc ông Đình Tây đã lén nuôi nghiệt súc suốt 3 năm trời...).

Nhưng phải nói là trí tưởng tượng của dân gian thật đáng nể, và nó đã tác động giáo dục đáng kể đối với hạng người bình dân có trình độ nhận thức nhất định.

Đáng quan tâm là sau này người ta đã nghĩ ra cách kết thúc rất có hậu, có lý, cho rằng khi cuộc khởi nghĩa của Trần Văn Thành thất bại, bị Pháp tấn công vào mật khu, truy đuổi gắt, ông Năm Chèo đã kịp thời xuất hiện ở Láng Linh trường lên vẹt cỏ, tạo thành một luồng trống sạch dẫn về miệt Bảy Núi, để nghĩa quân dễ dàng chống xuồng tránh thoát an toàn.

Truyện ông Năm Chèo, cho đến nay vẫn còn được ông già bà cả kể lại và tin chắc rằng cảnh tượng “vô họng ông Năm Chèo” nhất định sẽ xảy ra, những kẻ gian ác có chạy đằng trời cũng không thoát!

XEM THÊM
>> Vương triều Nguyễn từng cứu tàu đắm ở Hoàng Sa
>> Việt Nam thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa thời phong kiến
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem