Có những chuỗi nhà hàng thành công phát đạt, bên cạnh đó cũng không ít các ý tưởng “cách tân" nền ẩm thực, mang theo nhiều hoài bão và tâm huyết phải “chết trẻ". Theo các chuyên gia, để chắc thắng trong ngành dịch vụ ăn uống, có 3 vấn đề mấu chốt mà các nhà hàng, quán ăn cần lưu ý, trong đó có yếu tố công nghệ.
Tận dụng công nghệ để hiểu thị hiếu
Kevin Trường - một bếp trưởng nổi tiếng cho rằng, muốn kinh doanh nhà hàng thành công phải chú trọng vào hương vị món ăn và chất lượng phục vụ. Trong đó, món ăn cần sáng tạo và có tính độc đáo - hay còn gọi là có “chữ ký” của người đầu bếp. Tuy nhiên, việc sáng tạo phải dựa trên “thấu hiểu khẩu vị khách hàng”. Anh cho biết, một phần lý do dẫn đến kinh doanh thất bại là việc các đầu bếp “bay” quá xa, tách rời với những thị hiếu, khẩu vị thực tế của thực khách.
Ở thời đại 4.0, có rất nhiều nguồn tư liệu cho các đầu bếp tham khảo.
Việc bám sát khẩu vị, thị hiếu yêu cầu các đầu bếp đầu tư thời gian và công sức. Với kinh nghiệm hơn 18 năm làm tổng bếp trưởng và giám đốc khối ẩm thực các khách sạn 4 - 5 sao hàng đầu, anh Kevin Trường cho biết: “Các đầu bếp có thể cập nhật qua những tài liệu ẩm thực chuyên môn, báo cáo từ những hiệp hội ẩm thực danh giá,...”.
Bên cạnh các phương thức truyền thống, thời đại công nghệ 4.0 đem đến cho các đầu bếp một cách tiếp cận mới với sở thích, thị hiếu của người dùng - kết hợp với các nền tảng giao thức ăn. Đơn cử, các ứng dụng như GrabFood mỗi ngày tương tác với hàng chục triệu người dùng thông qua loạt dịch vụ tiện ích, không khó để nắm bắt được các trào lưu cũng như “gu” ẩm thực đang thay đổi từng ngày. Lắng nghe lời khuyên từ các “chuyên gia ẩm thực" này, các nhà kinh doanh ẩm thực có thể tiết kiệm kha khá chi phí và thời gian để nắm bắt xu hướng, bên cạnh việc tăng doanh thu.
Yếu tố tốc độ thời "quân đoàn" đỏ - xanh
Không ít nhà hàng chia sẻ, lý do mà thực khách yêu thích ghé quán chính là vì “phục vụ nhanh". Trong thời đại “sống vội", đôi khi “nhanh hơn một chút" cũng đã đủ đem đến điểm cộng cách biệt cho các hàng quán, đặc biệt là nơi nhắm đến việc phục vụ bữa trưa cho dân văn phòng.
Các chủ quán không những cần lên món nhanh cho khách đến ăn mà còn phải gấp rút ra đơn cho “quân đoàn" những vị khách áo xanh, áo đỏ - chính là shipper của GrabFood, GoFood, Now… Khi các dịch vụ đặt món “đua” nhau về tốc độ giao, thì chính các nhà hàng cũng bận rộn với việc tối ưu quy trình để lên món trong thời gian ngắn nhất.
“Cung cách phục vụ là một điều quan trọng, yếu tố nóng sốt đứng hàng đầu”, bếp trưởng Kevin Trường cho biết. “Thời nay, mọi người có thể thích gọi đồ ăn về. Nhưng việc gọi thức ăn mang đi có điểm yếu là làm giảm độ ngon, vì giao trong thời gian dài thì món không còn nóng sốt như ăn tại nhà hàng", anh nhấn mạnh. Cũng vì lý do này mà nhiều dịch vụ giao đồ ăn luôn phải nhắc nhở hàng quán cách đóng gói hợp quy cách để đảm bảo chất lượng cho món ăn.
Vào giờ cao điểm, các tài xế tất bật giao món ăn thật nhanh đến khách hàng để giữ nguyên được độ nóng sốt.
Online hay offline đều phải an toàn thực phẩm
Một nhà hàng, quán ăn dù có món đặc trưng, phục vụ thân thiện, mau mắn, nhưng có một căn bếp bẩn cũng sẽ không thể giữ chân khách hàng. Thực phẩm sạch, quy trình rõ ràng, vệ sinh sạch sẽ... là những điều khiến người dùng quyết định gắn bó lâu dài với hàng quán dù là online hay offline.
Theo chia sẻ của diện diện GrabFood tại cuộc thi Món Ngon Quán Việt 2019, họ thường xuyên cử nhân viên đến khảo sát tại các đối tác nhà hàng, quán ăn để đảm bảo các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. Từng có trường hợp chính dịch vụ cũng đã nhận đánh giá kém về nhà hàng trên nền tảng vì lý do “mất vệ sinh". Ngay lập tức, GrabFood đã kiểm tra thực tế và tạm dừng hợp tác cho đến khi đối tác nhà hàng cải thiện quy trình để đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể nói, kinh doanh F&B trong thời đại công nghệ 4.0 vốn nhiều thách thức nhưng cũng mở ra lắm cơ hội thú vị cho những nhà hàng, quán ăn nhạy bén.
Đại diện Grab cho biết họ có trong tay nhiều dữ liệu giao thông thời gian thực, có thể cung cấp để hỗ trợ công nghiệp...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.