Tổng cục Phòng chống thiên tai nói về việc Nam Định cấp phép hút hàng triệu m3 cát biển Nghĩa Hưng

Thế Anh - Nguyễn Chương Thứ ba, ngày 15/09/2020 08:56 AM (GMT+7)
Lãnh đạo Vụ quản lý đê điều, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NNPTNN) băn khoăn, tại sao vùng biển Nghĩa Hưng, Nam Định vừa được bồi đắp, tỉnh Nam Định không cố gắng giữ mà lại cho khai thác cát? Cần phải làm rõ đánh giá nhiều vấn đề.
Bình luận 0

Hàng triệu m3 cát biển Nghĩa Hưng bị hút ngày đêm

Như Dân Việt đã thông tin, Công ty CP Sông Đà Hà Nội là đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định cấp phép khai thác mỏ cát tại vùng biển Nghĩa Hưng với trữ lượng khủng lên tới hàng triệu m3 cát trong 5năm tại các lô mỏ cát 1A, 1B, 2A, 2B. Tuy nhiên, tại khu vực được cấp phép hút cát đang bộc lộ nhiều vấn đề gây sạt lở bờ kè biển khiến người dân bức xúc.

Sông Đà Hà Nội hút chục triệu m3 cát biển Nam Định, cấp giấy phép có vấn đề gì? - Ảnh 1.

Cận cảnh tàu hút cát tại biển Nghĩa Hưng, Nam Định.

Đối với những lo lắng của người dân địa phương về tình trạng hút cát và sạt lở tại vùng biển Nghĩa Hưng, nhất là khi Nam Định đang chuẩn bị bước vào mùa mưa bão gây mất an toàn, trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Công Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý đê điều, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNN) cho biết: "Vùng biển thuộc tỉnh Nam Định cụ thể là vùng biển Nghĩa Hưng được đánh giá là biển tiến bãi thoãi (biển bị xâm lấn – PV), hiện tượng xâm lấn, gây sạt lở xói sâu vào đất liền là rất lớn".

"Như phản ánh của báo điện tử Dân Việt và các cơ quan báo chí, việc khai thác tại khu vực biển Nghĩa Hưng nằm giữa 2 cửa sông Đáy và Sông Ninh Cơ, cần phải đánh giá lại một cách kỹ lưỡng và thận trọng về tác động của hút cát dẫn đến xói lở khu vực bờ biển để có giải pháp phù hợp", ông Tuyên bày tỏ lo lắng về việc xói lở khi hút cát.

Sông Đà Hà Nội hút chục triệu m3 cát biển Nam Định, cấp giấy phép có vấn đề gì? - Ảnh 2.

Kè biển khu vực vùng hút cát đang bị sạt lở nghiêm trọng.

Lo lắng về Công ty CP Sông Đà Hà Nội được cấp phép hút cát 5 năm với trữ lượng lên tới hàng triệu m3 cát và đây cũng là khu du lịch sinh thái có nhiều du khách tới tắm ông Tuyên cho rằng: "Cần phải có các cơ quan chuyên môn khảo sát, kiểm tra, nghiên cứu và tính toán một cách khoa học, cẩn trọng kỹ lưỡng thì mới đưa ra được mức độ nguy hiểm. Tuy nhiên, trong điều kiện biến đổi khí hậu dòng chảy của các sông đổ ra biển giảm trữ lượng bùn cát bị giảm sẽ tác động tới vùng của biển".

"Vùng biển Nghĩa Hưng được cấp phép tới hàng triệu m3 cát thì nguy cơ gây ra sạt lở là rất cao. Cần phải xem xét lại đánh giá tác động môi trường và giấy phép khai thác cát có còn phù hợp không?", ông Tuyên bày tỏ lo lăng nguy cơ sạt sở vì hút cát.

Cũng theo Tuyên, trước đây vùng biển Nghĩa Hưng đã được đầu tư lến tới hàng trăm tỷ để đầu tư các mỏ hàn để giữ bãi biển không sạt lở, bảo vệ đê, vùng dân cư, sản xuất nông nghiệp. "Chúng tôi rất lo ngại về tình trạng khai thác cát sẽ làm gia tăng tới sạt lở, đời sống người dân bị mất an toàn khi mùa mưa bão tới gần cũng như hệ thống đê điều bị đe doạ", ông Tuyên đánh giá.

Sông Đà Hà Nội hút chục triệu m3 cát biển Nam Định, cấp giấy phép có vấn đề gì? - Ảnh 3.

Việc sạt lở có nguy cơ gây mất an toàn đối với người dân địa phương.

Khi được hỏi về việc Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định có thông tin là trước khi cấp phép cho Công ty Sông Đà khai thác cát, tỉnh có mời đại diện các Bộ, các nhà khoa học về khảo sát, ông Tuyên khẳng định: "Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được thông tin liên quan tới các cuộc hội thảo, lấy ý kiến đánh giá tác động về việc hút cát tại biển Nghĩa Hưng".

"Chúng tôi không nắm được thông tin cấp phép cho Công ty Sông Đà khai thác cát tại đây. Tuy nhiên, với trách nhiệm của đơn vị ngành dọc quản lý đê điều, chúng tôi thường xuyên chỉ đạo cơ quan quản lý đê điều của địa phương giám sát theo dõi diễn biến tại khu vực", ông Tuyên chia sẻ.

Ông Tuyên bày tỏ lo ngại về việc hút cát ảnh hưởng tới an toàn đê điều và rừng phòng hộ tại biển Nghĩa Hưng. Lo ngại là có cơ sở vì đây là vùng biển đã từng nhiều lần xảy ra vỡ đê, Nhà nước đã tốn rất nhiều kinh phí để cải tạo nâng cấp, xây dựng tuyến đê tại đây.

Đáng chú ý, ông Tuyên cảm thấy rất bất ngờ: "Vùng biển Nghĩa Hưng là vùng biển bị xâm lấn, xói mòn, những năm qua phía ngoài biển được xây dựng hệ thống mỏ hàn nên mới giảm bớt hiện tượng xói mòn và được bồi đắp thêm".

"Tại sao vùng biển này vừa được bồi đắp, tỉnh Nam Định không cố gắng giữ mà lại cho khai thác cát?, cần phải làm rõ đánh giá nhiều vấn đề", ông Tuyên đặt câu hỏi.

Trước đó, báo điện tử Dân Việt thông tin, hệ sinh thái biển, bờ kè bãi biển Khu du lịch và rừng phòng hộ thuộc xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đang bị sụt lún, sạt lở xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn cho du khách tới nghỉ mát. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có hàng chục chiếc tàu công suất lớn, công khai thi nhau vươn vòi "bạch tuộc" khai thác cát.

Bờ kè ven bãi biển Khu du lịch và rừng phòng hộ thuộc xã Phúc Thắng đang bị sụt lún, sạt lở xuống cấp nghiêm trọng kéo dài tới khoảng 500 – 600 mét chạy dài theo bờ bãi biển.

Đặc biệt, một số điểm mặt đường bờ kè bị sạt lở "hở hàm ếch" bên trên là mặt đường bê tông nhưng phía dưới lớp bê tông là khoảng trống do cốt nền bị sụt tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn cho du khách tới bãi biển.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem