Công ty yên khánh
-
Theo nguồn tin riêng của PV Dân Việt, để làm rõ những hoạt động thu phí trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do VEC quản lý, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã tiến hành điều tra công tác thu phí tuyến cao tốc này do Công ty Yên Khánh của bà chủ 8x Vũ Thị Hoan thực hiện từ tháng 3.2013 đến tháng 12.2017.
-
Nhân vụ 5 lãnh đạo công ty Yên Khánh của Vũ Thị Hoan bị bắt do sử dụng phần mềm trốn thuế, gây thất thu ngân sách, nhiều người lại nhớ tới những lùm xùm liên quan đến trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ. Đây là dự án BOT do VEC quản lý và đã ký chóng vánh với Công ty Yên Khánh hợp đồng làm dịch vụ thu phí.
-
Nhân việc 5 lãnh đạo công ty Yên Khánh bị bắt vì trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách, ĐBQH Dương Trung Quốc, cho rằng “lợi ích nhóm” đầu tiên phải nói đến đơn vị khai thác (thu phí - PV) họ gian lận để thu về lợi nhuận nhiều hơn so với vốn đầu tư của họ, sau đó là có vai trò của một bộ phận công chức, những người quản lý.
-
Liên quan tới vụ trốn thuế tại cao tốc TP.HCM-Trung Lương của công ty Yên Khánh, LS. Trương Thanh Đức, cho rằng những dự án BOT vốn ẩn chứa nhiều lợi ích, nhưng lại thiếu sự giám sát của cơ quan quản lý. Các trạm thu phí trên tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ với mức gian lận phí lên đến 500 triệu đồng/ngày. Số tiền đó hiện đang ở đâu và được xử lý ra sao?
-
Theo Cổng thông tin Bộ Công an, ngày 1.1.2019, 5 lãnh đạo của công ty Yên Khánh đã bị bắt do có hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Trước đó, Vũ Thị Hoan, Giám đốc Công ty Yên Khánh cũng đã bị bắt.
-
“Cần làm rõ về thủ tục, căn cứ pháp lý nào theo quy định của pháp luật khi trước đây VEC và công ty Yên Khánh (công ty của Vũ Thị Hoan) đã ký kết hợp đồng thực hiện tổ chức thu phí tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình”, báo cáo do Tổng giám đốc VEC nêu rõ.
-
Như Dân Việt đã đưa tin, bà Vũ Thị Hoan với vai trò là Giám đốc công ty Yên Khánh “thâu tóm” quyền thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình theo hình thức chỉ định thầu. Ngoài sai phạm về việc hợp đồng chỉ ký 1 năm nhưng thu tới 5 năm, VEC còn phát hiện ra 636 lỗi chủ yếu là phân loại xe sai đầu vào, bán sai mệnh giá vé đầu ra.
-
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý kiến về chi phí quản lý hợp đồng bán quyền thu phí đường ô tô cao tốc TP. HCM – Trung Lương và các chi phí để theo đuổi vụ kiện liên quan đến hợp đồng bán quyền thu phí với công ty Yên Khánh của bà Vũ Thị Hoan.
-
Nhắc đến bà chủ 8X Vũ Thị Hoan không thể không nhắc đến thương vụ thâm tóm quyền thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Được “bật đèn xanh” để thu phí 1 năm, nhưng công ty Yên Khánh của bà Hoan đã thu phí tới 5 năm với nhiều bất cập, nhưng đến nay vẫn chưa có cơ quan chức năng nào xử lý.
-
Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC cùng nhiều lãnh đạo khác thiếu trách nhiệm, để xảy ra nhiều vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Tổng Công ty, đến mức phải xem xét kỷ luật.